NHÌN LẠI NĂM 2010: NĂM CỦA CỘNG ÐỒNG BLOGGER TỰ DO VIỆT NAM
Hôm nay trong phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước nhìn lại năm 2010 và gọi đó là năm của cộng đồng Blogger Tự Do Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi bản tin… (video insert):
365 ngày vừa trôi qua, quá nhiều sự kiện đã diễn ra trên đất nước Việt Nam. Nhưng nổi bật nhất, dựa theo thăm dò của đài truyền hình SBTN tại Việt Nam cho biết ấn tượng lớn nhất và đầy tính dự báo của tương lai, là hình ảnh của một thế hệ blogger tự do Việt Nam. Lần đầu tiên sau hơn 3 thập niên dưới gọng kềm của của chế độ Cộng sản Việt Nam, người dân Viêt Nam đã sớm tìm thấy một công cụ hết sức mạnh mẽ và hiệu quả trong việc gửi đi những thông diệp, ý kiến, tuyên ngôn về những bất đồng chính trị đối với nhà nước ngụy quyền Cộng sản. Thậm chí từ những lời kêu gọi trên các trang blog, mà Việt Nam đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình lớn, vạch mặt chế độ bán nước cho Trung Cộng, mãi quốc cầu vinh. Rồi cũng từ các trang blog, các hiệp hội, các nhóm sinh hoạt chính trị đã hình thành. Ngay cả các đảng phái ra đời bất chấp sự đàn áp và tù đày từ chế độ Hà Nội.
Lần đầu tiên Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã phải dùng hơn 4000 nhân viên an ninh mạng để kiểm soát ngày đêm, nhăn chận các trang mạng xã hội như facebook, multiply chống phá tuổi trẻ Việt Nam gắn kết cùng nhau. Bên ngoài xã hội, thì hàng chục ngàn công an chìm nổi luôn bám sát, truy bức, quấy nhiễu các nhân vật bất đồng chính kiến. Và cũng nhờ từ đó, người ta cũng biết đến những cái tên lẫy lừng như Trần Huỳnh Duy Thức, Ðiếu Cày, Phan Thanh Hải, Lê Trần Luật, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Ðịnh, Lê Thị Công Nhân, Hà Sĩ Phu.
Rất nhiều, rất nhiều những cái tên như vậy vẫn sống và đang trở thành những biểu tượng mới mẻ và đầy sức hút cho giới trẻ. Blog đã trở thành một mặt trận và quyền khát khao làm người, đến mức phong trào chấp nhận không còn thẻ nhà báo của chính quyền để tự do viết blog đã tạo nên những cái tên như nhà báo Trương Duy Nhất, Kami, Blog Osin. Với con số ước tính khoảng 2 triệu bloger trong số 26 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo ngụy quyền Cộng sản Việt Nam giờ đây đang chịu một áp lực dai dẳng đòi hỏi họ phải quả quyết từ một cộng đồng blog theo ý thức tự do, chủ nghĩa dân tộc mà trong bối cảnh thiếu vắng bầu cử dân chủ, đã trở thành tiếng nói của người dân trên thực tế.
Tại Việt Nam, chính quan niệm và cách hành xử của chính quyền với hệ thống truyền thông đang bào mòn uy tín của các cơ quan báo chí. Cũng vì vậy, công chúng, đặc biệt là trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên vừa tự đi tìm thông tin, vừa chủ động lựa chọn cách thức chia sẻ thông tin và suy tư của mình với mọi người. Ðây là lý do khiến việc lập blog, cách gọi các trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet, bùng phát thành phong trào. và rồi các blogger tự do đã tồn tại và phát triển như một hệ thống truyền thông độc lập, song hành với hệ thống truyền thông chính thức, luôn bị buộc phải tuân thủ định hướng, và kỷ luật tuyên truyền mà chính quyền đặt ra. Tuy chính quyền đã cố gắng tái lập trật tự trong thông tin trên Internet, chẳng hạn như ban hành Thông tư số 07 vào cuối năm 2008, cấm lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp, truyền đi hoặc đặt đường liên kết trực tiếp đến những nơi có thông tin nguy hại cho chính quyền, thậm chí, khi trả lời báo chí về Thông tư 07, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Internet, còn chú thích thêm rằng chủ các blog phải chịu trách nhiệm đối với tất cả những ý kiến của các blogger có ý kiến trong blog của mìnhọ nhưng tất cả những nỗ lực đó đều thiếu hiệu quả. Hệ thống blog vẫn là nơi có thể tìm thấy càng ngày càng nhiều thông tin, hình ảnh, suy nghĩ không bao giờ có trên hệ thống truyền thông được xem là chính thống. Thậm chí hệ thống blog còn có thêm sự góp mặt của khá nhiều blogger đang mang thẻ hành nghề do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp phát.
Máu và nước mắt đã có đủ trong suốt năm vừa qua, đủ để cho tất cả mọi người, và cả chính quyền Cộng sản Việt Nam nhìn thấy giá trị của của các blogger tự do, mỗi lúc một độc đáo hơn và mỗi lúc một tỏa sáng hơn, trở thành niềm tin và lựa chọn của hàng triệu thanh niên Việt nam lúc này. Rất nhiều người đã xuất hiện trên blog, và rồi lặng lẽ mất tích vì bị trấn áp, bắt bớ, nhưng vẫn không sao ngăn chận được làn sóng nói và viết tự do đã trở thành linh hồn và máu thịt của một dân tộc có một lịch sử dài lâu sống chết để giành lấy quyền tự quyết của mình. Năm 2011 hứa hẹn sẽ còn nhiều điều ngoạn mục nữa đến tử các blogger Việt, cũng như ở Ai Cập, Tunisia, Haiti, Sudan, giới trẻ đang cùng nhau đến với các trang mạng xã hội và kêu gọi hãy các lật đổ chết độ độc tài hại dân hại nước.(SBTN)
{nl}{nl}
Posted on 04 Feb 2011
[
print ]
FreeVietNews