Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
ÐÀM PHÁN VIỆT TRUNG VỀ BIỂN ÐÔNG
Tin tổng hợp - Hôm qua một đoạn tin ngắn trên nhật báo Mỹ The New York Times cho biết Trung Cộng và Việt Nam sẽ tổ chức một vòng đàm phán mới về tranh chấp lãnh thổ trong biển Ðông trong năm nay. Nhưng giới quan sát tự hỏi là phải chăng quan điểm của Trung Cộng đang thắng thế. Tin này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh cho đến nay vẫn chủ trương đàm phán tay đôi với từng nước có tranh chấp với họ tại Biển Ðông, thay vì mở đàm phán đa phương như mong muốn của Hà Nội và một vài đồng minh trong khối ASEAN. Theo Edward Wong là thông tín viên New York Times tại Bắc Kinh, thì nguồn tin về vòng thương thảo đã được chính Nguyễn Văn Thơ là Ðại sứ Việt Nam ở Trung Cộng, tiết lộ với các phóng viên hôm thứ năm và được báo chí nước này loan tải một hôm sau.
Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tuy không cho biết thời điểm cụ thể của vòng đàm phán, chỉ xác định rằng ông lạc quan về vấn đề này. Nhật báo Mỹ nhắc lại rằng Biển Ðông, một khu vực được cho là dồi dào tiềm năng dầu khí và hiện đang có nhiều nước tranh chấp. Ngoài Trung Cộng và Việt Nam, một số nước châu Á khác cũng đòi chủ quyền trên một phần của vùng này. Riêng đối với Việt Nam và Trung Cộng, tranh chấp biển Ðông là một trong những vấn đề gai góc nhất trong bang giao giữa hai bên.
Cho đến nay Việt Nam chủ trương các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp với tất cả các nước cùng ngồi vào bàn thương thảo. Trong khi đó thì Trung Cộng lại đòi hỏi đàm phán song phương với từng nước có tranh chấp với họ, cụ thể là với Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân và Brunei. Giới phân tích từng thẩm định là sở dĩ Bắc Kinh chủ trương như vậy vì giải pháp này sẽ giúp một nước lớn như họ phát huy được áp lực trên các nước Ðông Nam Á nhỏ hơn.
Mặc dù đã ký kết vào năm 2002 với khối ASEAN một bản tuyên bố về các quy tắc ứng xử tại Biển Ðông gọi tắt theo tiếng Anh là DOC, nhưng cho đến nay Trung Cộng vẫn không áp dụng những gì đã hứa. Không những thế mọi nỗ lực của Hiệp hội Ðông Nam Á nhằm thúc đẩy Bắc Kinh thực thi lời cam kết đều bị gạt bỏ, đúng theo lập trường không thương thuyết đa phương của mình. Ngoài ra Trung Cộng cũng không ngần ngại dùng uy thế của mình để tạo ra tình trạng chia rẽ trong ASEAN trên vấn đề Biển Ðông, giữa các nước có tranh chấp với Trung Cộng và các nước không dính dáng gì đến hồ sơ này. Nhóm nước thứ hai này được coi là dễ dàng chiều ý Bắc Kinh hơn vì không muốn mất quyền lợi kinh tế thương mại. Thí dụ mới nhất cho thấy điều này là thất bại gần đây của cuộc họp ASEAN-Trung Cộng tại Côn Minh cho dù mục tiêu đề ra được cho là rất khiêm tốn là thông qua dự thảo bản hướng dẫn thực hiện Bản Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Ðông DOC.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 22 tháng giêng vừa qua, thì nhân một cuộc họp kín của các Ngoại trưởng ASEAN trên đảo Lombok của Nam Dương vào trung tuần tháng này, ba nước Việt Nam, Mã Lai và Phi Luật Tân đã bày tỏ thái độ quan ngại trước việc không được hậu thuẫn của nhiều nước khác trong khối trong đàm phán với Trung Cộng. Theo một nhà ngoại giao ASEAN được Kyodo trích dẫn, Việt Nam, Mã Lai và Phi Luật Tân đều muốn áp dụng một điều khoản thiết yếu trong dự thảo bản hướng dẫn thực hiện DOC. Ðiều khoản này quy đinh rằng ASEAN ôsẽ tiếp tục thông lệ hiện hành là họp lại tham khảo ý kiến lẫn nhau trước khi họp với Trung Cộngọ. Phía Bắc Kinh đã chống lại lập trường của ASEAN, và có dấu hiệu chỉ muốn đàm phán song phương vì điều này giúp họ có ưu thế nhiều hơn. Theo nhận định của nhà ngoại giao ASEAN thì bất đồng trên điều khoản đó đã khiến cho thương thuyết về bản hướng dẫn thực hiện COC bị bế tấc trong nhiều năm nữa. Ðối với nhân vật này, nguyên nhân khiến cho đàm phán ASEAN-Trung Cộng thất bại nằm ở chỗ cho dù Bắc Kinh đã công nhận Hiệp Hội Ðông Nam Á là một tác nhân trong vấn đề Biển Ðông, nhưng họ vẫn không muốn là khối này họp lại với nhau trước các hội nghị với các đối tác, trong đó có Trung Cộng.(SBTN)
Sườn non rửa sạch, để ráo, ướp nước sốt barbecue khoảng 10 phút, sau đó nướng trên lửa than. Măng tây, bông cải cắt miếng, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cho vào nồi luộc chín...
HÍ HỌA
Thắt cái lưng (by Marshall Ramsey)
Báo cáo láo là quyền của chúng tôi (by Bob Gorrell)