Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
ÐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHÔNG GIỮ ÐƯỢC CAM KẾT CHỐNG THAM NHŨNG
{nl}Tin Hà Nội - Theo báo chí Việt Nam, phát biểu tại Ðại hội Ðảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, một thành viên quan trọng của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Chánh văn phòng của ủy ban đã nêu ra ý kiến là những người đủ tiêu chuẩn để bầu được vào Ban chấp hành khóa này phải là người không tham nhũng và kiên quyết chống tham nhũng. Tuy ủng hộ quan điểm kể trên, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Thuận đặt vấn đề ngược lại là làm sao có thể tìm được những người không tham nhũng trong bộ máy cầm quyền để bầu vào ban lãnh đạo mới, bởi vì theo nguyên văn lời tuyên bố là để tìm được một người gọi là sạch sẽ một tí bây giờ thật khó và hiếm. Cách đây 5 năm, đại hội 10 của Ðảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận tham nhũng là mối đe dọa đến tính chính đáng của chế độ.
Tuy nhiên, 5 năm sau tệ nạn này không ngừng tăng lên. Nhà cầm quyền đã phải liên tục tố cáo nạn tham nhũng tràn lan khắp nơi, đặc biệt là nạn mua bán chức tước, dự án hay bằng cấp. Tuy nhiên nghị quyết của Quốc hội về kê khai tài sản của các cán bộ công chức lãnh đạo đã không được thực thi.
Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, tham nhũng không hẳn là một mặt trái của hệ thống chính trị hiện nay ở Việt Nam, mà chính là một bộ phận quan trọng của chính bản thân hệ thống. Có được một vị trí trong xã hội đồng nghĩa với việc nắm được nhiều nguồn lực, và cơ hội chuyển các nguồn lực đó thành tiền một cách bất hợp pháp. Nhiều người sẵn sàng trả các khoản tiền rất lớn để có được các chức vụ này khác, chính là bởi vì họ hy vọng dựa vào đó để kiếm tiền. Kể từ đại hội lần trước đến nay, giới lãnh đạo đã hứa hẹn chống tham nhũng mạnh mẽ, nhưng chẳng thấy họ lôi ra ánh sáng các vụ tham nhũng đáng kể nào. Năm 2006 trước Ðại hội 10, vụ bê bối PMU-18 đã được đưa ra ánh sáng, với hàng triệu đô-la biển thủ. Tuy nhiên các vụ tương tự quả là hiếm. Theo AFP, thất bại của Nguyễn Tấn Dũng trong việc chống tham nhũng dường như cũng không ngăn cản được khả năng nhà lãnh đạo này tiếp tục nắm quyền thêm một khóa nữa. Và Ðảng Cộng sản vẫn không hề hưởng ứng lời kêu gọi dân chủ hóa, xây dựng một nền báo chí độc lập và một xã hội dân sự trưởng thành, vốn là những yếu tố chủ yếu để chống lại tệ nạn này trong giới cầm quyền.(SBTN)