Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT NAM XUẤT KHẨU LAO ÐỘNG SANG LÀO VÀ CAMPUCHIA
Tin Hà Nội - Từ trước tới nay chỉ có tin người Cam Bốt và người Lào sang Việt Nam để tìm kiếm việc làm vì nền kinh tế của những nước này không bằng với Việt Nam, nhưng nay tình trạng đã đi ngược lại, cho thấy ở Việt Nam nay còn suy thoái hơn cả hai nước láng giềng từ trước đến giờ bị coi là nghèo khổ hơn họ. Phúc trình của Bộ Lao Ðộng Cộng Sản Việt Nam tiên đoán lĩnh vực xuất khẩu lao động trong nước sẽ gặp khó nhiều hơn trong năm 2011 và buộc sẽ hướng về thị trường láng giềng Cambodia và Lào. Nhìn lại năm 2010, phúc trình này cho biết trên 85,600 người Việt đã được đưa đi xuất khẩu lao động, tăng 16.4% so với năm 2009: Ðông nhất là Ðài Loan gần 30,000 người, kế đến là Mã Lai, Nam Hàn, Nhật Bản, Ma Cao, Lybia, Ả Rập Thống Nhất và Lào. Gần 100 công ty hoạt động trong lĩnh vực này đều cho biết đã phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới đẩy được người ra ngoài đi làm kiếm ngoại tệ.
Tuy nhiên, phần lớn chỉ tiêu của năm 2010 đã bị phá sản, từ Mã Lai cho đến Trung Ðông, chẳng hạn như chỉ đưa được 5000 người sang Trung Ðông làm việc trong khi chỉ tiêu đưa ra là 25,000 người.
Giám đốc một công ty khai thác lao động trong nước cho rằng lệ phí môi giới quá cao và việc công nhân thường xuyên chống lại giới chủ hà khắc tại Ðài Loan đã làm hạn chế thị trường này ít nhiều. Ða số công nhân Việt chỉ muốn đến Nhật và Nam Hàn nhưng hai nơi này chỉ có thể tiếp nhận tổng cộng 8000 công nhân mỗi năm.
Mặt khác, các công ty Nam Hàn nay đòi hỏi người thợ phải lành nghề và biết nói tiếng Hàn, trong khi người thợ Việt trong nước không được chuẩn bị đầy đủ cả hai điều kiện này. Phần kết của phúc trình này còn xác nhận rằng Cambodia và Lào là thị trường cực chẳng đã, nhưng sẽ là nơi phải đến mạnh hơn trong năm 2011, thay thế thị trường Trung Ðông và Ðông Nam Á. Theo tổng thư ký Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Ðộng Việt Nam, sẽ không có triển vọng gì mới cho năm 2011 trong lĩnh vực xuất khẩu lao động của Việt Nam.(SBTN)