Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NGƯỜI NGHÈO Ở SAIGON NGHÈO HƠN NGƯỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI
Tin tổng hợp - Cuộc khảo sát mang tên - Hỗ trợ đánh giá sâu về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và Saigon do hai Ủy Ban Nhân Dân Thành phố chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc UNDP, cho thấy một điều khiến một số người ngạc nhiên. Ðó là dân nghèo tại Saigon nghèo hơn dân cùng cảnh ngộ tại thủ đô Hà Nội, mặc dù thu nhập trung bình đầu người ở Saigon cao hơn trung tâm phía Bắc này. Cuộc khảo sát đánh giá mức độ nghèo của đô thị ở hai trung tâm lớn nhất trong cả nước là Hà Nội và Saigon được tiến hành từ tháng 10 và 11 năm ngoái, nhằm định lượng mức nghèo ở các đô thị để cán bộ các cấp điều chỉnh chính sách xóa đói giảm nghèo cho đạt hiệu quả hơn. Sự phát triển đô thị ngày càng tăng thì tình trạng nghèo ở đô thị ngày càng trở nên trầm trọng.
Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy sự chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người nghèo nhất và giàu nhất khoảng 6 lần rưỡi. Ngoài mức chênh lệch khủng khiếp về thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo, Vấn đề nghèo còn thể hiện ở sự hạn chế trong các dịch vụ xã hội như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, công ăn việc làm. Ðề cập đến kết quả khá bất ngờ của cuộc khảo sát, đánh giá mức độ nghèo ở đô thị tại hai trung tâm lớn nhất trong cả nước cho thấy trung tâm lớn nhất phía Nam nghèo hơn phía bắc. Những ai về Việt Nam đều thấy mức sống tại Saigon hiện nay thì thấy hầu như chỉ tập trung ở các huyện nội thành mà thôi, chứ còn mức sống ở ngoại thành vẫn còn thấp lắm.
Trong một số năm gần đây tất cả đầu tư cơ bản, hay đầu tư cho hành chính công đều bị vơ vét để mang ra Hà Nội, với chủ trương là cái gì của miền Bắc cũng phải hơn ở miền Nam.
Trong khi đó thống kê cho thấy tỷ lệ dân nhập cư tại Saigon ngày càng đông làm gia tăng tỷ lệ nghèo ở khu vực đô thị. Trong khi tình trạng việc làm của họ rất bấp bênh, thu nhập thấp, không có nơi trú ngụ ổn định, nhà nước lại không cung cấp các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội. Những vấn đề xã hội do tình trạng đô thị hóa và làn sóng người nhập cư đổ xô đến các đô thị lớn tìm việc làm hiện nay được giải thích rằng do quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất nhanh và rất mạnh. Khi đô thị hóa phát triển mạnh, quá trình định cư cũng xảy ra nhiều. Trong đó có nhập cư chính thức, và cả di cư tạm thời. Hiện tượng dân nhập cư với số lượng nhiều thì quá trình phân hóa giàu nghèo, và những dịch vụ xã hội không đáp ứng được đầy đủ thì có thể sẽ gây ra những cản trở trong việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ.
Tin từ Saigon cho biết hiện nay trong số những người bán vé số thì những người miền Trung vào rất đông, mà thu nhập trung bình của một người bán vé số dạo trung bình mỗi ngày, kiếm được hay nhất chỉ có 50,000 đồng thôi. Kết quả cuộc khảo sát do Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc tài trợ cho thấy gần 60% dân nhập cư không có Bảo hiểm xã hội. Tỉ lệ học sinh trường công trong nhóm dân mới nhập cư dưới 65% so với nhóm dân thường trú là trên 82%. Tỉ lệ không tham gia vào các hoạt động xã hội cũng thấp hoặc hầu như không có. Lý do phổ biến được đưa ra là do không có hộ khẩu, hoặc một số người nhập cư nói họ mãi lo kiếm sống mà không có thời gian để tham gia các hoạt động xã hội.(SBTN)