Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
CAMPUCHIA KHÔNG AN TOÀN CHO NGƯỜI TỊ NẠN
Tin Nam Vang - Tổ chức Human Rights Watch hôm qua báo động Campuchia không còn là nơi an toàn cho người tị nạn, khi chính phủ nước này trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc và buộc hồi hương 14 người Thượng về Việt Nam. Một chuyên gia cao cấp của tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch là bà Sara Colm, mới đưa ra nhận định trên sau khi chính quyền Nam Vang dọa sẽ đóng cửa trại tị nạn người Thượng chạy thoát từ Việt Nam vào ngày 15 tháng 2 năm 2011. Bà Colm cho rằng dịp kỷ niệm một năm ngày Campuchia quyết định trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ để Trung Quốc sách nhiễu, buộc tội, giam cầm cho thấy xứ Chùa Tháp không tôn trọng Hiệp ước Quốc tế bảo vệ người tị nạn mà chính phủ đã ký kết với Liên Hiệp Quốc trong năm 1951 và Nghị định thư năm 1967. Hiệp ước này không cho phép nước thành viên đã ký kết trục xuất người tị nạn trở về nước trong khi họ bị hành hung, sách nhiễu, đàn áp bởi chính phủ họ.
Bà Sara Colm còn cho biết quyết định trục xuất người Duy Ngô Nhĩ được thực hiện chỉ sau khi Thủ tướng Hun Sen đã ký chỉ thị vào ngày 17 tháng 12 năm 2009 chỉ đạo cho Bộ Nội Vụ nước này từ chối hay chấm dứt việc cấp quy chế tị nạn mà việc này từng thuộc vào quyền hạn của cơ quan Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc. Sau đó một ngày, 20 người tị nạn Duy Ngô Nhĩ đã bị trục xuất về Trung Quốc. Sau khi Thủ tướng Hun Sen và phái đoàn cấp cao kết thúc chuyến thăm chính thức tại Trung Cộng, Ngoại trưởng Hor Namhong cho biết quyết định của chính phủ trong buổi họp báo tại Phnom Penh rằng Campuchia sẽ trục xuất những người Thượng không được cấp quy chế tị nạn về Việt Nam.
Ông Hor Namhong phát biểu tuyên bố Thủ tướng Hun Sen quyết định cho hoãn đóng cửa trại đến giữa tháng hai. Ông Long Visal sẽ gặp đại diện cơ quan Cao Ủy tại thủ đô Phnom Penh để báo cho họ biết Cam Bốt chỉ hoãn đến ngày 15 tháng 2 và sau đó sẽ đóng cửa trại người Thượng. Giáo sư Lao Mong Hay, hiện là chuyên viên cấp cao của Ủy ban Nhân quyền Á Châu tại Hong Kong, đồng thời là nhà phân tích tình hình Campuchia bày tỏ hối tiếc bởi vì Chính phủ hoàng gia nước này không tôn trọng Hiệp ước bảo vệ người tị nạn. Ông nói lãnh đạo Campuchia hiện nay chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân và quyền lực, chứ họ không nghĩ đến công việc nhân đạo. Khi có nhiều viện trợ thì lại có xu hướng chính trị theo nước tài trợ và làm theo nước đó chẳng hạn như Trung Cộng, họ viện trợ hàng trăm triệu đô-la Mỹ thì Campuchia chẳng dám làm gì họ, ngoài ra còn có Việt Nam. Chính vì lãnh đạo chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Giáo sư Lao Mong Hay còn cảnh cáo rằng, Campuchia không được bỏ quên hoàn cảnh mà người dân nước này từng gặp cách đây khoảng 30 năm. Vì lúc đó đã có rất nhiều người Campuchia sang các nước trên thế giới để xin tị nạn. Ông muốn Chính phủ xem xét và tôn trọng Hiệp ước Quốc tế liên quan vấn đề người tị nạn và Nhân quyền.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cũng cho biết vào tháng Giêng năm 2010 có một thông tin không chính thức trong 20 người Duy Ngô Nhĩ bị trục xuất từ Campuchia về Trung Quốc đã có 4 người bị đem ra tử hình, và nhiều người khác bị kết án từ 4 năm tù giam đến chung thân. Tuần qua, Trung tâm Nhân quyền Campuchia cũng lên án mạnh mẽ xung quanh vấn đề Chính phủ nước này quyết định đóng cửa trại người Thượng tại thủ đô Phnom Penh và buộc trục xuất 14 người Thượng về Việt Nam.(SBTN)
Khi sẵn sàng để ăn, cho đu đủ bào vào dĩa sắp khô bò và rau quế lên, chan vào nước dấm đã hòa sẵn, ớt tương hay xắt vài miếng ớt lên trên cho thơm. Trộn đều lên, các bạn sẽ có dĩa đu đủ khô bò thơm, chua ngọt, mặn giống trước trường học ngày xưa.