Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
MỘT NGƯỜI TỊ NẠN KHMER KROM BỊ BẮT SAU KHI TRỞ VỀ VIỆT NAM
Tin An Giang - Theo nguồn tin từ người Khmer Krom ở tỉnh An Giang, có một người Khmer Krom có quê quán ở xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn do tranh chấp đất đai với cán bộ rồi chạy qua Thái Lan để xin tị nạn, nhưng họ lại bị bắt sau khi trở về nhà hôm thứ Sáu và hiện nay vẫn còn trong trại giam. Ông Chau Hêng 56 tuổi bị nhà cầm quyền xã Châu Lăng bắt lúc 4 giờ chiều, khi ông và người vợ tên Neáng Thuôn mới trở về được khoảng 60 phút. Bà Thuôn cho Ðài Á Châu Tự Do hay, vào năm 2008 gia đình bà chạy sang Bangkok để xin tị nạn vì chính quyền Việt Nam truy nã sau khi chồng bà tham gia khiếu kiện đòi đất đai bị tịch thu hồi năm 1978. Bà Thuôn cho biết ông Chau Hêng từng đứng lên cùng với hàng trăm nông dân xã Châu Lăng làm đơn khiếu kiện, và tổ chức cuộc biểu tình ôn hòa vào những năm 2007 và 2008 để yêu cầu nhà cầm quyền trả lại đất trồng trọt.
Sau cuộc biểu tình liên miên ở xã Châu Lăng vào đầu tháng 4 năm 2008, nhà cầm quyền bắt đầu nặng tay đàn áp những người nông dân Khmer Krom và truy tố bắt giữ ông Chau Hêng cùng nhiều người đứng đầu khác Sau đó hai ông bà tìm cách chạy thoát từ Việt Nam sang Thái Lan để xin tỵ nạn tại cơ quan Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR), vợ chồng bà cũng được Cao ủy Tỵ Nạn tại Thái Lan ra giấy mời phỏng vấn nhưng không đậu. Cơ quan này đã khuyến khích gia đình bà trở về vì cơ quan này cho rằng Việt Nam sẽ không đàn áp.
Vì cuộc sống gặp khó khăn, hơn nữa phải đối mặt với cảnh sát Thái theo bắt, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam. Thế nhưng khi hai ông bà mới về đến nhà chưa đầy một tiếng đồng hồ, công an ấp gồm 11 người, trong đó có 4 công an Khmer và 7 công an Việt Nam, đến bắt ông ngay tại nhà riêng và đưa về giam tại nha giam ở huyện.
Trưởng cảnh sát huyện Tri Tôn tỉnh An Giang từ chối trả lời báo chí, trong khi phát ngôn viên Ðại sứ Cộng sản Việt Nam tại Cam Bốt thì nói chưa nhận được thông tin về việc này. Dân biểu Yon Tharo, kiêm Giám đốc Trung tâm văn hóa Khmer Kampuchia Krom tại Thủ đô Nam Vang thì cho rằng hành động nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt nông dân Khmer Krom cho thấy Việt Nam vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn.
Dân biểu Yon Tharo còn cho biết những cuộc biểu tình ôn hòa của người Khmer Krom tại Việt Nam là vì quyền tự do và quyền sỡ hữu đất đai. Ông nói, nếu như họ có tham gia với những hoạt động của các tổ chức nhân quyền Khmer Krom ngoài nước thì cũng không có gì sai trái bởi vì các tổ chức này đang vận động nhân quyền cho Việt Nam, theo đúng bản tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.(SBTN)
Bê thui mua về trộn chung với thính, mè, gừng cắt sợi chỉ và ăn kèm với rau thơm. Tương cự đà, trộn với thật nhiều gừng xay, tỏi, chanh, ớt, đường cho vừa ăn. Bê thui chấm tương cự đà và có thể ăn kèm bánh tráng mè nướng giòn...
HÍ HỌA
Không nghe, không thấy, không nói (by by Gary Varvel)