Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Campuchia sẽ đóng cửa trại tị nạn của 62 người Thượng vào tháng Hai
Campuchia hôm thứ Sáu nói rằng họ sẽ cho phép 62 người tỵ nạn Việt Nam lưu lại Campuchia thêm một vài tuần lễ nữa, như một cử chỉ thiện chí dành cho cơ quan tỵ nạn của Liên hiệp quốc, tuy nhiên Campuchia nói họ tin rằng những người tỵ nạn Việt Nam không còn gặp hiểm nguy, nếu được trả về nước.
Trước đây, Campuchia đã ra hạn chót cho Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc là đến ngày đầu năm 2011, phải đóng một khu trại dành cho người tỵ nạn tại thủ đô PnomPenh. Theo lời Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Nam Hong, thì bây giờ, Liên hiệp quốc có đến ngày 15 tháng Hai để làm việc này.
Nói chuyện với báo chí, ông Hor Nam Hong nói ôViệt Nam đang đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tại nước này, không còn chiến tranh, không còn bom đạn, do đó không nên còn người tỵ nạn nữa.ọ Ông Hong nói thêm rằng những người tỵ nạn chưa được hưởng quy chế tỵ nạn, phải được gửi trả về Việt Nam, họ không thể lưu lại Campuchia. Bộ Ngoại giao Campuchia đã thông báo cho Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc về dự định đóng cửa trại tỵ nạn vào ngày 1 tháng Giêng năm 2011, và gửi trả tất cả những người còn trong trại về nước. Lý do là vì Pnom Penh không muốn khuyến khích thêm nhiều người Việt Nam khác chạy sang Campuchia tỵ nạn.
Cao Ủy Tỵ nạn LHQ kêu gọi Campuchia hãy cho họ một thời gian để tìm cách đưa những người tỵ nạn đi định cư. Ngoại trưởng Campuchia cho biết Thủ tướng Hun Sen đã quyết định dời lại hạn chót như một cử chỉ thiện chí dành cho Cơ quan tỵ nạn Liên hiệp quốc. Hàng ngàn người Thượng đã chạy sang Campuchia từ năm 2001, khi Việt Nam đàn áp các cuộc biểu tình phản đối các vụ tịch thu đất đai, và giới hạn các hoạt động tôn giáo. Nhóm tỵ nạn hiện nay là đợt tỵ nạn cuối cùng trong nhóm 1.812 người sắc tộc thiểu số đã được Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc bảo trợ từ năm 2006. Trong số này, 999 người đã được định cư, phần lớn tại Hoa Kỳ, và 751 người đã bị gửi trả về Việt Nam. Nhiều người Thượng đã sát cánh chiến đấu với Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, họ theo Hội Thánh Tin Lành Dega, một giáo hội không được công nhận tại Việt Nam, và thường bị chính quyền nghi kỵ.(SBTN)
Bánh Xèo Chay Bắt chảo lên bếp để cho thật nóng, cho dầu thực vật vào, để dầu sôi, múc
bột đổ vào chảo, xoay chảo cho bột lan thật đều bỏ vào 4 lát tàu hủ,
tôm chay và ít giá, đậu xanh...