Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ TỤT HẬU SO VỚI CÁC LÁNG GIỀNG
Tin tổng hợp - Từng được đánh giá là một con cọp châu Á tiềm tàng hai thập kỷ trước đây, Việt Nam bắt đầu bị tụt lại sau nhiều nước trong vùng. Vài ngày trước lúc các nhà tài trợ cho Việt Nam họp hội nghị thường niên tại Hà Nội, nhiều tiếng chuông báo động đã liên tiếp vang lên, kêu gọi Việt Nam cải tổ mạnh hơn nữa nếu không muốn bị bỏ rơi.
Theo các nhà đầu tư ngoại quốc, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiện nay, từ cơ sở hạ tầng quá tải, lực lượng lao động thiếu trình độ, cho đến tệ nạn quan liêu và tham nhũng nặng nề. Theo ông Adam Sitkoff, giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam gọi tắt là AmCham tuyên bố hầu hết các nhà đầu tư đều đã công nhận rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Thế nhưng nước này đang phải vật lộn với một loạt các rào cản đầu tư cố hữu để hiện thực hóa tiềm năng này. Với tăng trưởng kinh tế bình quân vượt mức 7.1% từ năm 1990 đến năm 2009 theo thống kê của Ngân hàng Phát triển châu Á, trong gần hai chục năm Việt Nam đã nằm trong danh sách các nước châu Á phát triển nhanh nhất. Ngoài ra với thu nhập bình quân đầu người khoảng 1200 đô la hiện nay,
Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình, theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới. Thế nhưng theo các nhà quan sát, giấc mơ biến thành các con rồng, con cọp châu Á như Ðài Loan, Singapore hay Nam Hàn của Việt Nam vẫn còn xa vời. Theo ông Matthias Duhn Giám đốc điều hành Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam hay Eurocham, thì Việt Nam còn có nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, tức là tình trạng bất lực, không thoát ra khỏi mô hình kinh tế dựa trên lao động rẻ và phương pháp sản xuất công nghệ thấp.
Theo AFP, trong bối cảnh đảng Cộng sản Việt Nam sắp mở Ðại Hội vào giữa tháng giêng 2011, hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới, cộng đồng quốc tế đã tăng cường kêu gọi Việt Nam đẩy nhanh tốc độ cải cách. Thứ năm vừa qua nhân Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam tại Hà Nội, giới doanh nhân nước ngoài làm ăn ở Việt Nam đã kêu gọi nhà cầm quyền phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao kỹ năng của người lao động, tinh giản bộ máy quan liêu và tiến hành những cải cách khác. Chủ tịch AmCham còn tố cáo Việt Nam vi phạm luật lệ của Tổ chức Thương mại Thế giới với một luật lệ kiểm soát giá cả mới ban hành nhắm vào các công ty nước ngoài.
Một số viên chức thân cận với nhà cầm quyền cũng thừa nhận sự cần thiết phải cải tổ. Trưởng ban Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp thuộc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương gần đây đã cho rằng Việt Nam trong thời gian qua, đã chú ý quá nhiều đến sự gia tăng của đầu tư hơn là các vấn đề như chất lượng, hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh.
Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam Eurocham đã trích dẫn ước tính, theo đó Việt Nam cần từ khoảng 70 đến 80 tỷ đô la đầu tư vào hệ thống đường sắt, đường bộ và cơ sở hạ tầng cảng biển trong vòng từ 5 đến 10 năm tới đây. Nếu tính thêm cơ sở hạ tầng năng lượng, thì con số này lên đến 120 tỷ đô la. Các cản lực khác khiến cho Việt Nam bị tụt hậu bao gồm tham nhũng và sự bất ổn định của đồng tiền quốc gia. Việt Nam đã phải giảm giá ba lần kể từ cuối năm ngoái đến nay.
Quan điểm của các doanh nhân ngoại quốc rất rõ ràng là Việt Nam phải giảm hẳn vai trò các tập đoàn quốc doanh. Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam Sitkoff đã lấy làm tiếc rằng khu vực nhà nước tiếp tục đóng một vai trò chi phối trong nền kinh tế.(SBTN)
Sườn non rửa sạch, để ráo, ướp nước sốt barbecue khoảng 10 phút, sau đó nướng trên lửa than. Măng tây, bông cải cắt miếng, khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cho vào nồi luộc chín...