Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi ra bản tin về Cộng sản Việt Nam đồng thuận cho Trung cộng dịch chuyển đường biên giới, mời quý vị cùng theo dõi sau đây (video insert).
Nhiều ngày sau khi giới blogger tự do tán phát các hình ảnh cho thấy nhà cầm quyền CSVN và Trung Cộng đang phối hợp với nhau để dời các đường biên giới có từ thời Pháp, tạo điều kiện cho Bắc kinh lấn sâu vào đất của VN, gần như không có thông tin gì của các hệ thống truyền thông nhà nước lên tiếng. Những hình ảnh mà quý vi đang xem, là một phần trong việc Trung Cộng đang mở chiến dịch tháo dỡ toàn bộ các cột mốc bên giới cũ theo Hiệp định Pháp -- Thanh năm 1887, hiện nay đang nằm sâu trong lãnh thổ Trung Cộng, chiến dịch này đã được chính quyền Trung Cộng phát động vào ngày 20 tháng 7. Hàng loạt những cột mốc lịch sử quốc giới Việt -- Trung có từ hàng trăm năm nay đã bị chính quyền Trung Cộng tất bật tháo gỡ đưa vào các bảo tàng lịch sử địa phương mà họ gọi là chiến dịch bài trừ các mốc biên giới cũ.
Sự kiện gây sửng sốt trong mọi thành phần quan tâm đến vận mệnh đất nước như vậy, nhưng với nhà nước CSVN thì mọi thứ lại lặng như tờ, hơn nữa đây là một việc được khám phá hết sức muộn màng, do cách chủ ý ém nhẹm thông tin của hệ thống cầm quyền Hà Nội.
Trong khi đó, dư luận trên các blog thì lại hết xôn xao. Biểu hiện chấp nhận vai trò chư hầu và sẳn sàng làm theo ý muốn của ông chủ Bắc Kinh, đã khiến dân chúng căm hận và khinh rẻ hơn hệ thống cầm quyền hiện tại. Bình luận về sự kiện này, giới blogger tự do trong nước có nói rằng CS Việt Nam đang đồng lõa bán nước. Các mốc giới thuộc tài sản chung của hai nước Việt-Trung ngoại trừ một số cột đặc biệt, phía Trung Cộng hay Hà Nội không có lý do đơn phương tự tiện chiếm hữu làm của riêng.
Trong khi đó, hình ảnh cho thấy có cả phu xây dựng Việt Nam cũng được lệnh làm việc này. Việc dời chuyển các cột mốc gây hậu quả xoá mất vết tích đường biên giới lịch sử, điều này gây khó khăn cho các sử gia muốn kiểm chứng đường biên giới hiệp ước phân định biên giới 1999.
Phải chăng đây là dụng ý của nhà cầm quyền Trung Cộng với sự đồng lõa của Hà Nội để âm thầm chuẩn bị cho giai đoạn chư hầu chính thức. Trong khi Cộng sản Việt Nam thì ém nhẹm tin tức này, phía Trung Cộng lại đưa tin như một thành công về lãnh thổ. Theo các báo và trang mạng Trung Cộng đưa tin, trong vòng tháng 7 và 8 Trung Cộng đã đào bới, nhổ chuyển dời về các viện bảo tàng địa phương nhiều cột mốc lịch sử từ thời Công ước Pháp- Thanh, ký năm 1887 và 1895 bổ túc thêm cho sự phân định biên giới. Hiệp định biên giới Việt - Trung ký vào tháng 12 năm 1999 giữa Việt Nam và Trung Cộng dù dựa trên nền tảng từ Công ước Pháp-Thanh, nhưng sau khi được Quốc hội các phía thông qua thì nghiễm nhiên xem Công ước Pháp-Thanh đã hết vai trò.
Thông tin không nói rõ số lượng cũng như vị trí những cột mốc bị nhổ này nằm ở phía nào, hoặc có nằm đúng trên đường biên giới mới hay không, nhưng một điều lí thú là trong một vài ảnh khuân vác cột mốc có một số người đội mũ cối rất đặc trưng Việt Nam.(SBTN)
Bánh Canh Giò Heo - Nấm rơm xào sơ với chút tỏi, cho vào nồi nước lèo. Giò heo chín vớt ra. Nêm vào nồi nước lèo: tiêu, muối, đường phèn, bột ngọt cho vừa ăn. Tiếp đó, cho hành tây và hành phi vào. - Bánh canh trụng qua nước sôi, cắt ngắn vừa ăn - Thịt giò heo xắt lát...