Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: CÁC NHÀ MÁY THỦY ÐIỆN Ở VIỆT NAM LÀ THỦ PHẠM CỦA TAI ƯƠNG
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về vụ các nhà máy thủy điện là nguyên nhân gây ra lũ lụt cho các tỉnh miền Trung, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert).
Trong một tuyên bố gần đây nhất của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, sẽ có 38 dự án nhà máy thủy điện ở 9 tỉnh miền Trung bị hủy bỏ vì xét thấy tính nguy hiểm của các vụ xả nước có thể gây đến việc tàn phá đất đai và con người ở những vùng lân cận. Những hình ảnh àm quý vị đang theo dõi là một vài trong hàng loạt các nhà máy thủy điện, trong mùa mở cửa xả nước. Lượng nước khổng lồ từ cá nhà máy thủy điện này luôn xả vô tội vạ vào các khu dân cư khiến gây không biết bao nhiêu tai ương trong nhiều năm qua.
Theo quy hoạch thủy điện hiện nay, trong nước có 230 dự án thủy điện với tổng công suất chiếm 1500 MegaWatt, trong đó phần lớn là thủy điện nhỏ dưới 30 MegaWatt cho mỗi nhà máy. Nhưng phần lớn những nhà máy thủy điện nhỏ không có chức năng điều tiết nước, và thường gây ra những đợt ngập lụt chết người. Theo ông Lê Nho Năm, việc làm thủy điện là tác nhân chính làm lũ lụt xuất hiện ngày càng lớn và khốc liệt ở các vùng trong nước vừa qua. Riêng dự án thủy điện Ðăk Mi 4 đã lấy đi trên 1000 hecta rừng tự nhiên của Phước Sơn. Ngoài ra hàng ngàn hecta rừng bị các thủy điện Ðăk Mi 2, Ðăk Mi 3, Ðăk Mi 4 lấy đi đã làm cho mưa ở thượng nguồn không còn vật cản. Theo ông Dương Chí Công là giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Nam, đến nay hơn 4000 hecta rừng đầu nguồn đã được địa phương này cấp phép cho các dự án thủy điện chính là lòng hồ.
Tuy nhiên điều ông Công quan ngại hơn cả là sau 4000 hecta rừng chìm trong lòng hồ, sẽ có ít nhất 6000 hecta rừng đầu nguồn khác tiếp tục bị triệt hạ để làm đường dây điện, khu tái định cư. Việc mạnh ai nấy làm đường điện ở các dự án thủy điện đang diễn ra. Vì vậy cần phải có quy hoạch tổng thể để tránh lãng phí trong đầu tư, đồng thời hạn chế mất rừng, theo lời ông Công đề nghị. Theo tố cáo của các nhà nghiên cứu, các công trình thủy điện được xây dựng tràn lan ở Việt Nam thời gian qua là một trong những nguyên nhân góp phần tạo ra các cơn lũ lụt lớn tại Miền Trung, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Báo cáo của Bộ Công Thương lại nêu ra không có sự liên quan giữa lũ lụt và thủy điện. Ðó là chưa nói đến chuyện các dự án thủy điện đang lấn đất canh tác của người dân, khiến đời sống của nhiều người trở nên cơ cực. Chẳng hạn như ở miền Trung, trong khi người dân bị thu hồi đất để thực hiện dự án thủy điện Sông Tranh 2 chưa kịp yên chỗ tại khu tái định cư ở xã Trà Bui, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam thì lại có thêm hai dự án thủy điện đang được khảo sát tại khu vực này khiến hàng ngàn người dân đang nhấp nhổm không yên. Thê thảm nhất là các cộng đồng người thiểu số, khi bị chiếm đất để làm thủy điện, họ là người sớm rơi vào khoảng đói khổ, sau đó khi bị ngập lụt, nước tràn, thì họ cũng chính là những nạn nhân đầu tiên của các nhà máy thủy điện này.(SBTN)
1. Đuôi bò làm sạch, cuộn giấy báo nướng vàng, rửa qua, khía hai đốt một, cho vào nồi nước lạnh cùng với sả và gừng đun sôi đều, chắt bỏ nước. Ướp đuôi bò với gừng, rượu vang, nước cốt chanh, hạt nêm, tiêu khoảng 1 giờ...