Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
ÐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THIẾU NƯỚC VÌ ÐẬP THỦY ÐIỆN TRUNG CỘNG TRÊN THƯỢNG NGUỒN
Tin An Giang - Năm nay tại đồng bằng sông Cữu Long hầu như không có hiện tượng mà người dân địa phương gọi là mùa nước nổi xảy ra hàng năm trong khoảng tháng 10 và tháng 11, đem phù sa từ thượng nguồn sông Mekong và cá từ biển Hồ bên Cam bốt về vun bồi cho vựa lúa miền Nam Việt Nam. Cũng như dân chúng địa phương, một số báo chí chính thức chỉ ngay thủ phạm là các đập thủy điện trên thượng nguồn của Trung Cộng. Khác với người dân miền Trung, mùa lũ là mùa tang tóc, tại đồng bằng sông Cữu Long, người dân sống bên hai bờ sông Tiền, sông Hậu mong mùa nước lũ trong niềm hy vọng.
Tuy nhiên mùa nước năm nay lại không thấy, phù sa không tới, cá biển Hồ không về. Giá một ký cá linh tăng lên gấp 10 lần trên thị trường. Tại Tân Châu, mực nước thấp hơn trung bình hàng năm đến một thước. Một thanh niên sống bên bờ sông Tiền Giang cho biết người dân rất là lo âu. vì năm nay sông không có nước, không có phù sa bồi ruộng, không có hiện tượng phân đồng, không biết tương lai ra sẽ ra sao. Nhà nước thì tìm cách trấn an người dân và nói đây là do hiện tượng El Nino, nhưng dư luận nói là do các đập thủy điện của Trung Cộng trên thượng nguồn. Ngay cả báo chí dù bị nhà nước kiểm soát, cũng đã dám viết về đề tài này và nêu nghi vấn là phải chăng do Trung Cộng ngăn đập làm miền Tây cạn nước.
Quyền Viện Trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam tuyên bố là chưa có đánh giá chính thức nhưng giải thích là do yếu tố thiên nhiên. Khi người hỏi mạnh đến vai trò của các đập thủy điện của Trung Cộng trên thượng nguồn, mà theo các nhà khoa học là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thiếu nước trên sông Cửu Long thì ông này chỉ biện minh rằng đó là ý kiến cá nhân. Các chuyên gia thì khẳng định là do tình trạng bùng nổ đập thủy điện trên thượng nguồn cho nên Ðồng bằng sông Cửu Long ề gánh chịu nhiều rủi ro nhất.
Ủy hội sông Mekong xác nhận Trung Cộng sở hữu đến 31% diện tích lưu vực, 16% lượng nước, đã xây song 4 đập thủy điện lớn là Mạn Loan, Tiểu Loan, Triều Sơn và Cảnh Hồng, không kể 10 đập khác đang nằm trong kế hoạch, nguy cơ đe dọa miền Tây Việt Nam đã được cảnh báo từ gần 20 năm về trước. Các nước tiểu vùng Mekong đã thành lập một ủy ban để đối phó với việc này, nhưng Trung cộng không thèm gia nhập và cũng không trả lời những yêu cầu của ủy ban.(SBTN)