Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT NAM TỔ CHỨC CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ HAI VỀ BIỂN ÐÔNG
Tin Hà Nội - Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam khai mạc cuộc Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Ðông tại khách sạn New World tại thành phố Saigon. Với chủ đề chính là Biển Ðông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, cuộc hội thảo dự trù tập hợp hơn 50 chuyên gia nghiên cứu Việt Nam và quốc tế. Hội thảo Khoa học Quốc tế về Biển Ðông sẽ diễn ra trong hai ngày, các chuyên gia nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ thảo luận về các vấn đề hiện nay trên Biển Ðông. Ðây là lần thứ hai mà Việt Nam tập hợp giới nghiên cứu khoa học quốc tế để thảo luận về một chủ đề nóng bỏng hiện nay trong quan hệ Việt Nam và Trung Cộng. Theo giới phân tích, cuộc hội thảo khoa học này phản ảnh mong muốn quốc tế hóa hồ sơ Biển Ðông của Việt Nam. Theo chương trình đã được công bố trên trang web của Học Viện Ngoại giao, về dự cuộc hội thảo lần này ở Saigon có hầu hết các nhà nghiên cứu tên tuổi hiện nay về Biển Ðông từ Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc, Tiến sĩ Mark Valencia, chuyên gia Nghiên cứu Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á và Trung tâm Woodrow Wilson của Mỹ, cho đến Giáo sư Ramses Amer của Ðại học Stockholm, Thụy Ðiển, hay Giáo sư Stein Tụnnesson thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế ở Na Uy, Tiến sĩ Ian Storey, Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ISEAS tại Singapore.
Nội dung các phiên thảo luận phản ánh các mối quan tâm chính hiện nay về Biển Ðông. Trước hết là tình hình môi trường chiến lược tại Biển Ðông đang thay đổi. Trung Cộng hiện đang muốn thống trị hầu như toàn bộ khu vực, với các nước láng giềng từ Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật Tân, Ðài Loan, Brunei cũng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ hay một phần các hòn đảo trong vùng. Tuy nhiên hiện nay, giới nghiên cứu đều ghi nhận sự can dự của Hoa Kỳ vào vấn đề Biển Ðông làm cho thế cuộc có thể thay đổi. Vào năm ngoái một cuộc hội thảo tương tự tổ chức tại Saigon đã bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam ngăn cản và gây trở ngại, nhưng nay chính Hà Nội lại đứng ra tổ chức hội thảo này, cho thấy những diễn biến gần đây ở Biển Ðông đã đưa Hà Nội và Bắc Kinh đến tư thế đối đầu nhau hơn.(SBTN)
Vật liệu: - 200 gram hạt sen khô - 1 tsp baking soda - 140 gram bo bo (Perl BarleyPerle de L’orge) - 150 gram đậu xanh cà không vỏ - 85 gram nhãn nhục khô - 3 cups nước - 1/2 cup đường. - 200 gram táo tàu đỏ - 1 cups phổ tai - 1 hộp củ năng (340 gram) - 5 cups đường - 7.5 cups nước - Nước đá bào