Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
VIỆT CỘNG THẤT BẠI TRONG VIỆC KÊU GỌI VIỆT KIỀU ÐĂNG BỘ QUỐC TỊCH VIỆT NAM
Tin Hà Nội - Sau một thời gian dài kêu gọi Việt kiều khắp nơi trên thế giới đăng bộ để giữ quốc tịch Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đã hoàn toàn thất bại trong nỗ lực này dù đã ra lệnh cho các tòa đại sứ phải tiến hành mạnh mẽ chiến dịch tuyên truyền và vận động. Theo Luật quốc tịch Việt Nam quy định công dân Việt Nam trên toàn thế giới muốn giữ quốc tịch Việt Nam phải ghi danh trong vòng 5 năm kể từ khi luật có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2009, nhưng cho đến nay con số người ghi danh vẫn lèo tèo chẳng ai thèm để ý tới. Hà Nội bắt buộc phải ra thông cáo chữa thẹn khi nói những trường hợp đặc biệt không kịp đăng bộ vẫn có khả năng sẽ được xem xét.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở hải ngoại của Cộng sản Việt Nam đã loan báo tin này và cho rằng vì điều kiện gia đình, làm ăn bận rộn hoặc nơi cư trú không có cơ quan đại diện ngoại giao, rất có thể nhiều bà con sẽ không kịp ghi danh giữ quốc tịch đúng hạn. Vì vậy hiện nay ủy ban đang thảo luận để làm sao bà con có thể ghi danh qua mạng hoặc ủy thác cho người khác ghi danh thay. Thật sự thì chẳng có Việt kiều nào quan tâm đến việc giữ quốc tịch Việt Nam, và thay vào đó thì họ chỉ quan tâm đến việc làm sao có quốc tịch ở nước sở tại mà thôi. Cũng liên quan đến Việt kiều hải ngoại, tại hội nghị tổng kết sáu năm thực hiện nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài trong tuần qua, các cán bộ Cộng sản Việt Nam đã thú nhận rằng việc huy động nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài còn nhiều hạn chế, nếu không muốn nói là thất bại hoàn toàn.
Báo cáo cho rằng do do nhiều bộ, ngành, địa phương chưa xác định rõ nhu cầu, chưa có tổ chức đủ thẩm quyền hỗ trợ, kết nối trí thức ngoài nước với trí thức và doanh nghiệp trong nước. Ở nhiều cấp độ còn chưa hết thành kiến, còn tâm lý e ngại hoặc coi thường vai trò đóng góp của trí thức, doanh nhân kiều bào. Báo cáo còn thú nhận nhiều chính sách tạo điều kiện cho kiều bào chậm được thi hành, gây tranh cãi kéo dài như các vấn đề về nhà ở, đầu tư, lập hội doanh nhân kiều bào, thủ tục cấp giấy xác nhận gốc Việt Nam. Trong buổi hội thảo, các cán bộ Cộng sản Việt Nam còn bàn về việc có nên đặt vấn đề xem xét quyền lợi chính trị như bầu cử Quốc hội, ứng cử Quốc hội cho Việt kiều. Nói tóm lại thì hội nghị cũng phải thú nhận là Hà Nội đã thất bại hoàn toàn trong các nỗ lực vận động Việt kiều tại hải ngoại trong những năm vừa qua.(SBTN)
Nếp vo sạch, cho vào nấu hơi nhừ, cho bắp đã bào mỏng và lá dứa vào, nêm chút muối, khi nếp nhừ và bắp đã chín cho đường vào, nêm ngọt là được (đừng nấu lỏng quá) để lửa yếu. Khi chín, nhắc xuống, cho vani vào...
HÍ HỌA
Vậy mà không phải vậy. (by Nate Beeler)
Xây dựng tư bản trên nền cộng sản (by Jianping Fan)