{nl}
Tin Hà Nội - Một câu hỏi được đặt ra là liệu sóng thần có thể vào Việt Nam hay không, lần đầu tiên, câu hỏi này đã được các nhà nghiên cứu sóng thần tìm hiểu au khi Nam Dương một lần nữa đang là nạn nhân của cơn sóng thần mới nhất tàn phá. Miền Trung Việt Nam là nơi hứng chịu hầu hết các cơn bão vào năm thổi vào Việt Nam và cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nhất nếu sóng thần xảy ra. Viện Khí Tượng Thủy Văn Môi Trường cho biết có nhiều suy đoán các trận thiên tai tại Việt Nam hồi gần đây do mưa to gây lụt ven biển có thể do mưa bão và nước biển dâng cao. Các ý kiến khác cho rằng Việt Nam đã từng có các cơn sóng thần nhỏ, xảy ra vào những năm 1930 tại bờ biển Nam Ðịnh và năm 1964 tại Ðà Nẵng, và mới đây là cơn sóng thần cao đến 10 thước diễn ra tại Phú Yên vào tuần trước.
Các kết quả nghiên cứu về sóng thần tại Việt Nam ghi nhận khả năng sóng thần xảy ra là rất ít. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng không thể chủ quan với tai họa sóng thần tại Việt Nam, dẫu chưa có bằng chứng xác đáng vì Việt Nam nằm ở vị trí có xác suất xảy ra sóng thần không nhỏ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy Việt Nam nằm ở vị trí có đường nứt dưới biển Ðông phía Tây của Phi Luật Tân, có thể xảy ra động đất cấp 9 và sóng thần có thể ập đến Việt Nam, và vùng biển miền Trung có nguy cơ bị tàn phá nặng nề nhất. Một số nhà khoa học Nhật Bản và Tân Tây Lan cũng đồng ý với nghiên cứu này và cho rằng đúng là động đất tại Phi Luật Tân có thể đạt tới từ 8.4 tới 9 độ Richter. Nếu giả thuyết này xảy ra thì sóng thần sẽ là hiện thực. Theo tính toán, sau khi động đất xảy ra 1 giờ, sóng thần sẽ lan truyền tới vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tùy địa hình đáy biển của một số đảo sóng thần có thể cao đến 5 thước. Sau khoảng 2 giờ thì sóng thần tràn vào các vùng biển từ Quảng Ngãi tới Phan Rang và Ðà Nẵng.(SBTN)