Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÀ NỘI KHỔ SỞ NGĂN CHẶN FACEBOOK
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam khó khăn trong việc ngăn chặn trang mạng Facebook trong giới trẻ, mời quý vị cùng theo dõi… (video insert):
Việc ngăn chận khoảng 1 triệu người Việt Nam đang sử dụng facebook, đối với Nhà nước Cộng sản Việt Nam hiện nay là một điều hết sức mệt mỏi. Vì ngoài việc đối phó với các làn sóng thanh niên ngày càng thông minh hơn trên thế giới mạng, các thiết bị điện tử cầm tay như điện thoại smartphone, cũng trở thành những người im lặng chống lại sự kiểm duyệt thông tin của Nhà nước Cộng sản Việt Nam. Ngay cả nhà kinh doanh điện thoại tại Việt Nam cũng cố ý quảng cáo các cách thức vào facebook trong các điện thoại của mình cho hàng triệu người. Như nhiều quốc gia khác trong vùng, Việt Nam cũng thuộc loại mê say điện thoại di động, và đâu trong các thành phố lớn cũng có quảng cáo cho các thương hiệu.
Nhưng các bảng quảng cáo Nokia, Samsung hay Motorola nổi bật ở chỗ gần đây luôn quảng bá tính năng cho phép truy cập vào trang chat của Facebook, trong khi trang chat này và toàn bộ Facebook đương bị chận. Không phải là Hà Nội không đủ khả năng ngăn cấm toàn bộ việc vào facebook, nhưng giống như Trung Cộng, Việt Nam cũng đã đang lấn cấn giữa việc gặt hái được cái lợi từ sự mở rộng của internet, và nhu cầu duy trì quyền kiểm soát thông tin, mà tường lửa là một biện pháp để hạn chế các sinh hoạt tranh đấu trên mạng và những sinh hoạt khác có thể gây hại cho nhà cầm quyền. Vì lẽ đó, facebook hay hàng loạt các trang mạng khác ở Việt Nam vẫn còn có thể truy cập một cách dễ dàng. Với 25% dân số cũng là cư dân mạng Việt Nam có mật độ sử dụng internet thuộc hạng cao nhất trong vùng.
Viết blog đã trở nên thông thuộc từ nhiều năm nay, và việc bày tỏ sự bất mãn đối với nhà cầm quyền cũng xuất hiện nhiều hơn. Khi Trung Cộng chận Facebook vào tháng 7 năm 2008, và sau đó chận luôn cả Youtube và Twitter. Việt Nam cũng noi gương Trung Quốc trong việc kiểm duyệt Internet nhưng so với đàn anh, Nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn lượng lự vì thấy lợi ích kinh tế, ngoại giao của mình vẫn có trong việc không ngăn chận một cách tuyệt đối. Hơn nữa thật khó ăn khó nói khi có nhiều nhà ngoại giao tại Việt Nam cũng viết blog và sử dụng facebook hay Multiply như các sinh hoạt thường ngày. Ðại sứ Anh quốc Mark Kent cũng từng viết blog bằng tiếng Việt và Anh từ hai năm nay trên trang nhà tòa Ðại sứ, nơi đã mở ra trang Facebook của mình tại Việt Nam sau khi có việc cấm cản.
Bà Angelina Ðỗ, phát ngôn viên của Ðảng tuyên bố qua điện thư rằng thật là một điều khích lệ khi đa số người dùng Facebook biết cách làm sao truy cập, tuy nhiên họ cũng còn là một phần nhỏ của số người dùng internet tại Việt Nam. Nhu cầu kiến thức về cách thoát vượt rào cản và bảo mật trên mạng rất cần cho cả nước Việt Namọ. Quả là mệt mỏi cho một chế độ muốn dập tắt thông tin tự do giữa một thế giới đang mở rộng.(SBTN)