Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ BỊ LỪA ÐI LAO ÐỘNG TRONG RỪNG SÂU
Tin Ban Mê Thuột - Trở lại với tin từ trong nước, một vụ lừa người lao động vừa được phát hiện và 33 người sắc tộc thiểu số được giải cứu trong khi bị buộc phải làm việc cực nhọc trong rừng sâu nước độc nhiều tháng trời. Một người trong nhóm này đã chết trong khi được chuyển về nơi cư trú. Theo báo chí tường thuật thì sự việc xảy ra từ sáu tháng về trước, khi ấy do cần việc làm nên hơn 30 người sắc tộc thiểu số nghe tin tuyển người đi trồng keo, một loại cây có gai và trái có thể ăn được, đã đồng ý đi vào rừng để làm việc ngay mà không hề đắn đo xem xét hợp đồng cũng như điều kiện làm việc ra sao. Với mức lương thỏa thuận từ 1.8 triệu đến 2.1 triệu, hơn 45 người của các thôn 2, thôn 3 và thôn 4 xã Phước Chánh đã đồng ý đi làm. Theo lời kể của các nạn nhân, xe đưa họ đi hơn 2 ngày 1 đêm mới đến xã Ðăk Rmăng. Từ đây họ phải đi bộ thêm 4 giờ nữa mới đến một khu vực rừng rậm, cả đoàn dừng chân, làm lán trại để ở và chuẩn bị bắt tay vào việc trồng cây keo như yêu cầu bên chủ. Nhưng làm được mấy tháng mà người lao động vẫn không được trả lương, hỏi thì bên thuê người trả lời qua loa lấy lệ rồi bỏ đi.
Một nạn nhân cho biết đã không trả lương mà công việc được giao cho người làm thuê làm rất nặng nhọc, ở thì trong những lán trại thấp lè tè, lúc mưa tạt, lúc nắng nóng. Còn ăn uống thì toàn cá khô và măng rừng, hiếm lắm mới có bữa thịt. Khu này cách biệt hoàn toàn với khu dân cư nên nhu cầu mua sắm các đồ dùng cá nhân, thuốc men, khám chữa bệnh hoàn toàn không có trong hơn 6 tháng. Do số người đông mà lại mất tích trong thời gian khá lâu nên nhà cầm quyền tại nơi họ cư trú sinh nghi họ vượt biên sang Cam Bốt, nên mở cuộc điều tra và phát hiện số người này đi làm công cho một công ty nào đó.
Sau một thời gian, do có tin của nhóm người này công an xã Phước Sơn đã tìm đến tận nơi nhóm người dân tộc đang làm việc để giải cứu cho họ. Trong khi công an thuê xe chở 33 người này về lại quê nhà thì một người đã qua đời vì nhiễm khí độc của rừng núi quá nặng. Nạn nhân là một thanh niên do sốt rét rừng đã lâu ngày không được chữa trị. Nghe tin có người chết, người đứng ra tổ chức thuê mướn nhóm người này đã bỏ trốn.(SBTN)