Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: NHỮNG HÌNH ẢNH TRÁI NGƯỢC CỦA LỄ HỘI NGÀN NĂM THĂNG LONG
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra những hình ảnh trái ngược của lễ hội Ngàn Năm Thăng Long, làm cho người xem phải ngậm ngùi trước cảnh các lãnh tụ Hà Nội tiêu phí hàng tỷ mỹ kim cho những chương trình tốn kém trong khi những người nghèo thì lại chịu bao nhiêu khốn khó đau thương,… phóng sự ngắn (video insert).
Những hình ảnh được gửi ra từ quốc nội, nhân dịp lễ hội Ngàn năm Thăng Long, cho thấy nhiều hình ảnh hết sức trái ngược đáng buồn. Một bên là những màu sắc lộng lẫy của lễ hội để phô diễn với thế giới, và một bên là cuộc đời thật với trẻ em, phụ nữ, những người nghèo khó, đang vất vả từng ngày để kiếm sống, tồn tại với khốn khó. Mời quý vị xem qua những hình ảnh trên đây, để hình dung điều gì đang diễn ra ở Việt Nam, để hiểu rõ hơn 4,5 tỷ Mỹ kim được bỏ ra để vui chơi, quên đi số phận những con người Việt khốn cùng như thế nào. Những lời chỉ trích lễ hội này này ngày càng nhiều, và đến từ mọi phía, cho thấy đây chỉ là cuộc chơi của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhằm tung hô ngày Quốc khánh của Trung Cộng ngày 1 tháng 10 và Ðài Loan ngày 10 tháng 10.
Truyền thông cả nước Việt Nam tô hồng mọi thứ để đón mừng lễ hội Ngàn Năm Thăng Long, thế nhưng theo người dân Hà Nội, dường như vẻ bề ngoài hào nhoáng đang lấn át đến nội dung quan trọng cần phải có. Một người cho biết ngoài việc treo đèn kết hoa, thành phố Hà Nội kẹt xe nhiều hơn. Người này nói người kia, hầu như ai cũng hiểu và cay đắng nói với nhau rằng nhà nước đã bỏ ra hàng tỉ đô-la để tiêu tốn cho ngày đại lễ, trong khi vẫn chưa cải thiện được đời sống của nhân dân mà hiện thiếu thốn đủ thứ: bệnh viện quá thiếu, trường học cũng thiếu, tất cả những cái cơ bản đều thiếu.
Một người khác nhận xét đại lễ Ngàn Năm Thăng Long là để nói về lịch sử Việt Nam, mà ở trường học thì lịch sử Việt Nam học sinh học rất kém, trong khi những hoạt động giúp người dân hiểu sâu hơn về lịch sử thì không có mấy, chỉ đi sâu vào phần bề ngoài thôi. Một người khác còn nêu rõ là trong suốt đại lễ này, nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn hèn nhát không dám nhắc lại những gì ông cha đã để lại, ví dụ như đánh Tống, đánh Nguyên, đánh Minh, đánh Thanh. Những bài học lịch sử ấy không được nhắc trong đại lễ vì sợ mích lòng quan thày Trung cộng. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu từ Ðà Lạt thì nhận định rằng Việt Nam mềm yếu đến mức tổ chức lễ vinh danh xây dựng thủ đô của mình mà làm toàn những động tác để chiều lòng Trung Cộng, đó là một sự đầu hàng, quốc nhục không thể chịu được.
Trong đợt này, do yếu kém đó nên nhân dân phản ứng, vậy các nhà trí thức, các nhà giáo dục nhân điều đó đem lại sức sống cho tuổi trẻ Việt Nam, đem bài học và hiện tượng trong đợt 1000 Năm Thăng Long này để nói rõ quan hệ Việt Nam và Trung Cộng ngày xưa ra sao, bây giờ thế nào. Lâu nay còn có nhiều ý kiến cho rằng có những lạm dụng nhân dịp đại lễ 1000 Năm Thăng Long để tiêu xài công quỹ, thế rồi nhiều việc làm bị cho là phản văn hoá, mang tính ngoại lai không thể chấp nhận được.
Theo lịch trình hoạt động được công bố, nhiều hoạt động như diễu binh, diễn hành, bắn pháo bông, biểu diễn nghệ thuật tại 5 sân khấu xung quanh hồ Hoàn Kiếm, các cuộc thi, triển lãm, hội thảo sẽ diễn ra trong suốt 10 ngày, kể từ ngày 1 tháng 10. Tuy nhiên công việc chuẩn bị và kinh phí cho sự kiện này đã bị dư luận trong thời gian qua chỉ trích khá nhiều vì lãng phí tương đương với 10% ngân sách quốc gia.(SBTN)
Bánh Canh Giò Heo - Nấm rơm xào sơ với chút tỏi, cho vào nồi nước lèo. Giò heo chín vớt ra. Nêm vào nồi nước lèo: tiêu, muối, đường phèn, bột ngọt cho vừa ăn. Tiếp đó, cho hành tây và hành phi vào. - Bánh canh trụng qua nước sôi, cắt ngắn vừa ăn - Thịt giò heo xắt lát...
HÍ HỌA
Rọi cho lớn lên (by Randy Bish)
Ở bên 0Tàu, Google = kiểm duyệt (by Gary Markstein)