Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: BỘ PHIM LỊCH SỬ VIỆT NAM BỊ CHỈ TRÍCH MANG HỒN TRUNG CỘNG
{nl}Hôm nay trong phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN gửi về bản tin về cuốn phim Lý Công Uẩn đang bị dân chúng trong nước chỉ trích thậm tệ, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin sau đây (video insert).
Ðể hưởng ứng lễ hội ngàn năm Thăng Long, Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã đầu tư một số tiền lớn để xây dựng một bộ phim lịch sử mang tên Lý Công Uẩn, nhằm phô trươn thanh thế cho lễ hội này. Tuy nhiên khi chuẩn bị cho việc trình chiếu, bộ phim này vấp phải hàng loạt lời chỉ trích nặng nề, vì bộ phim này đang núp bóng cho một âm mưu đồng hóa hình ảnh lịch sử Việt Nam với Trung Cộng. Sức ép của dư luận dã dẫn dến việc Nhà nước Cộng sản Việt Nam cắn răng tính đến việc phải giấu di bộ phim này. Báo chí trong nước những ngày qua đã loan tin việc hoãn phát sóng phim Lý Công Uẩn ố Ðường tới thành Thăng Long của Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành sản xuất.
Lý do hoãn phát sóng do 19 tập phim của bộ phim này mang đậm yếu tố Trung Hoa, chính các thành viên của Hội đồng Duyệt phim quốc gia đã phẫn nộ yêu cầu đoàn làm phim phải cắt bỏ những bối cảnh Trung Hoa này và chỉ được phát sóng sau khi đã sửa chữa xong theo yêu cầu. Ðây không phải là lần đầu tiên bộ phim này bị dư luận phản đối. Ngay từ khi dự án phim này công bố và chuẩn bị quay, dư luận đã rất lo ngại cảnh phim lịch sử Việt Nam mà mang hồn Trung Hoa. Bởi nhà sản xuất đã chủ ý thuê ê-kíp Trung Cộng sản xuất, từ đạo diễn, hóa trang, phục trang, trường quay và cả diễn viên quần chúng người Trung Cộng. Giới văn nghệ sĩ trong nước tố cáo rằng thực tế, bộ phim này không đơn giản là một sai lầm, mà thực sự là một cách thức để đồng hóa hình ảnh và suy nghĩ của người Việt hiện nay quen thuộc với lịch sử Trung Cộng.
Trang phục, nghi thức và phong cảnh của bộ phim 19 tập này không khác gì với hàng ngàn tập phim lịch sử của Trung Cộng đang xuất hiện khắp nơi trong nước. Thậm chí hình ảnh ông vua Việt Nam cũng không khác nào một vị tướng của Trung Cộng. Báo Pháp Luật Saigon đã chuyển phần giới thiệu phim đến nhà nghiên cứu Nguyễn Ðắc Xuân nhờ thẩm định. Ông Xuân đã nhận xét khung cảnh trong phim hoàn toàn Trung Hoa. Trong đoạn giới thiệu có rất nhiều chi tiết tạo sự phản cảm, đó là cung điện trong phim chồng chất lên nhau, kiến trúc Việt Nam thời kỳ đó không thể có cung điện nguy nga tráng lệ như vậy. Ngay cả đến thời Nguyễn, cung điện cũng không tầng lớp nhiều như vậy.
Ngay đến thời Gia Long, trong những ảnh của người Pháp chụp, Việt Nam nhiều nơi vẫn còn đóng khố, vậy làm sao 1000 năm trước đó có giáp sĩ, có giáp sắt. Ðặc thù của Trung Hoa là thảo nguyên mênh mông nên mới có cảnh hàng ngàn con ngựa và phát triển kỵ binh, Việt Nam không thể có cảnh đó. Thế mạnh dân tộc Việt Nam là địa hình sông nước. Truyền thuyết Thăng Long cũng gắn liền với sông nước.
Bên cạnh đó những hình ảnh quan búi tóc trên chóp đầu, phụ nữ xõa tóc hai bên là rặc Trung Hoa. Ông Nguyễn Ðắc Xuân nhấn mạnh không nên chiếu phim này trong dịp đại lễ Ngàn năm Thăng Long-Hà Nội. Nếu một đất nước lệ thuộc về chính trị còn có thể lấy lại nhưng lệ thuộc về văn hóa thì ngàn đời mất nước và trở thành chư hầu. Nhà nước Cộng sản Việt Nam thì biện bạch rằng đây chỉ là một sai lầm do muốn tiết kiệm.
Nhưng những người tham gia đoàn phim và tổ chức cho bộ phim này đồng thời cũng lên tiếng tố cáo là ngay từ đầu, ý tưởng sử dụng gần như toàn bộ diễn viên, trang phục, phong cảnh Trung Cộng như một âm mưu đã được tính đến. Xem chừng như Nhà nước Cộng sản Việt Nam không những âm mưu bán nước, mà còn tính đến chuyện bán cả lịch sử dân tộc cho ngoại bang.(SBTN)
Bánh Paté Chaud Chay Bánh pâte chaud ăn nóng mới ngon. Nếu bánh làm sẵn trước đã nguội, bạn
có thể dùng lò nướng bánh mì (toaster) hâm lại. Bánh pâte chaud chay có
thể làm sẵn, để trong tủ đá một tháng cũng không sao, khi cần chỉ mang
ra nướng. Món này dùng ăn điểm tâm với chút cà-phê thì tuyệt hảo.