Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: VIỆT NAM TRỞ NÊN NGẬP LỤT VÀO MÙA MƯA
{nl}Hôm nay trong tiết mục phóng sự từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về tình trạng ngập lụt mỗi mùa mưa tại Việt Nam, mời quý vị cùng theo dõi sau đây (video insert).
Các nhà khoa học cảnh báo mùa mưa năm nay, Việt Nam sẽ trở nên ngập lụt bất thường từ Hà Nội đến Saigon, đặc biệt số điểm ngập và số lần ngập tại Saigon sẽ tăng hơn cùng kỳ năm 2009. Người dân cứ than trời trước thảm cảnh ngập lụt khắp các nẻo đường, dù chỉ là một cơn mưa không lớn lắm. Hàng chục ngàn tỷ đồng đã đổ vào các dự án chống ngập như Dự án kênh Nhiêu Lộc -- Thị Nghè, Dự án cải thiện môi trường nước, Dự án Vệ sinh môi trường thành phố được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng ngập lụt đô thị trong nhiều năm qua.
Thế nhưng theo nhiều nhà khoa học, hiệu quả thực sự của những dự án này vẫn chưa được như mong đợi. Và điều đặc biệt là năm nào chính quyền thành phố cũng đưa ra các phương án chống ngập nhưng kết quả số điểm ngập năm sau cao hơn năm trước và thời gian ngập cũng lâu hơn. Phản bác lại các lý luận cho rằng ngập lụt hiện nay do thời tiết, Kỹ sư Ðỗ Ngọc Minh cho rằng nguyên nhân của tình trạng ngập lụt đô thị hiện nay ở Saigon không phải do biến đổi khí hậu hay do thủy triều mà là do con người. Vì sao trước năm 1990 Saigon không hề ngập lụt, từ năm 1990 trở lại đây lại ngập trầm trọng, đây rõ ràng là do thiếu tầm nhìn trong thời kỳ đô thị hóa theo lời ông Minh nói.
Theo báo cáo của Trung tâm điều hành chống ngập Saigon, hiện toàn thành phố có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập ở 24 quận huyện, trong đó có 96 điểm ngập thường xuyên và 67 điểm ngập do thủy triều. Một số tuyến đường ngập ngập nước kinh niên như Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Trãi. Năm 2010, thành phố cố gắng xóa 40% điểm ngập và xóa 100% vào năm 2011.
Tuy nhiên nhiều ý kiến của các nhà khoa học cũng như ý kiến của các nhà quản lý cho rằng các giải pháp và mục tiêu của phương án chống ngập đang có sẽ gặp không ít khó khăn, khó có thể giải quyết căn cơ tình hình ngập nước như hiện nay. Người dân vẫn phải chịu cảnh ngập trong thời gian dài nữa. Giờ đây ngập lụt không chỉ là chuyện vệ sinh, làm trở ngại giao thông, mà còn có thể làm chết người. Hệ thống dây điện chằng chịt và cũ kỹ của Việt Nam đang là những sát thủ chực chờ nạn nhân của mình mỗi khi mưa lớn hay ngập.
Ngoài ra các hố sâu do xây dựng và cũng do phẩm chất các công trình giao thông kém, cũng khiến rất nhiều người bị lọt xuống hố như vậy khi ngập nước. Mới đây đã xảy ra rất nhiều trường hợp xe taxi, xe tải bị lao đầu xuống hố như vậy khi mưa ngập. Kinh nghiệm cho những Việt kiều về thăm quê nhà cần biết, là khi mưa to gió lớn không nên ra đường, nếu đang ở ngoài đường thì không nên đứng dưới đường dây điện, không đứng cạnh chạm tay vào cột điện, các hộp sắt hay tủ điện ven đường, không trú mưa phía dưới, bên cạnh và bên trong những trạm điện. Ðã có rất nhiều dân thường thiệt mạng vì không biết các quy tắc này.(SBTN)