Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
BỊ BẮT VÌ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ÐỘNG
Tin Hà Nội - Cũng một trường hợp tương tự, trong khi Thủ tướng Ba Lan đang công du Việt Nam thì có một chuyện xảy ra làm xôn xao dư luận trong giới trí thức và ngoại giao Ba Lan. Ðó là chuyện ông Trần Ngọc Thành, một công dân Ba Lan gốc Việt đến Mã Lai đã bị chính quyền Mã Lai bắt giữ tại phi trường và trục xuất khỏi Mã Lai 72 giờ sau đó. Trần Ngọc Thành là một gương mặt không xa lạ trong các hoạt động Dân chủ, Nhân quyền, ông là chủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Người Lao động Việt Nam trong hai nhiệm kỳ liên tiếp. Ngày thứ sáu vừa qua, khi vừa đến phi trường Kuala Lumpur, ông đã bị công an Mã Lai giữ lại không cho nhập cảnh. Ông cũng không hiểu tại sao và có gặp các sĩ quan và yêu cầu họ giải thích. Họ nói rằng ông có trong danh sách đen của chính phủ Mã Lai.
Cuối cùng thì ông được trả lời rằng sở dĩ tôi bị giữ tại phi trường là vì nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam yêu cầu chính phủ Mã Lai không cho ông nhập cảnh vào Mã Lai. Là một người hoạt động dân chủ và cũng đã từng là một nhà báo, trong ba ngày bị giam giữ ở phi trường Kuala Lumpur, cũng là một dịp để cho ông nhìn thấy rõ đời sống của những người bị giam giữ tại đây. Ông nói trong 3 ngày 3 đêm họ không cho ăn uống, chỉ được 1 nhúm cơm, 1 tí nước mà họ đựng trong túi ni lông, không có đũa bát gì cả. Cảnh sát đã giữ tất cả vật dụng cá nhân của tôi: điện thoại, laptop cũng như là các dụng cụ cá nhân.
Cùng bị giam giữ với ông Thành có rất nhiều người đến từ các quốc gia khác nhau, họ bị giam giữ vì nhiều lý do khác nhau mà phần lớn là vì họ không có giấy tờ hợp pháp, trong đó có rất nhiều người Việt Nam, tình trạng của họ càng tồi tệ hơn nữa. Ðây là những người Việt Nam sang Mã Lai để làm osin hoặc làm lao động trong các xí nghiệp, nhưng phía Việt Nam sau khi họ đóng tiền cho môi giới và khi sang tới Mã Lai thì họ không được giới chủ nhân đón tiếp, từ đó họ bơ vơ và họ bị nhốt để trả lại cho phía Việt Nam.
Nhiều trường hợp họ khóc suốt ngày là vì trở về là tay không, họ không có tiền để trả nợ. Có những chị em cả tuần, 10 ngày đến cả 15 ngày không được ăn uống tắm rửa. Nếu ăn thì phải mua thức ăn của Mã Lai với giá rất đắt đỏ do công an Mã Lai bán cho họ. Khi bị bắt, ông đã liên lạc với các bạn Ba Lan cũng như những người bạn Việt Nam bên ngoài, những người này đã thông báo ngay cho tòa đại sứ Ba Lan và họ đã can thiệp ngay tức khắc. Tại Ba Lan, hội Tự do Ngôn Luận cũng đã có những phản ứng nhất là trong khi thủ tướng Ba Lan là ông Donald Tusk đang có hai ngày công du tại Việt Nam. Họ đã đồng thanh lên tiếng về sự kiện này và ra một thông cáo để phản đối scandal mà chính phủ Mã Lai đã đối xử với ông Thành.(SBTN)
Bánh Xèo Chay Bắt chảo lên bếp để cho thật nóng, cho dầu thực vật vào, để dầu sôi, múc
bột đổ vào chảo, xoay chảo cho bột lan thật đều bỏ vào 4 lát tàu hủ,
tôm chay và ít giá, đậu xanh...