Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam công bố bản Báo cáo Nhân Quyền
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 10.9.2010
Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam công bố bản Báo cáo “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” tại cuộc họp báo ở thủ đô Bangkok ngày thứ Hai 13.10.2010
Bản Báo cáo lên Mạng vào10giờ30, giờ Bangkok, thứ Hai 13.9.2010, tại :
http://www.fidh.org/VIETNAM-From-Vision-to-Facts-HUMAN-RIGHTS-IN và http://www.queme.net/eng/doc/From_Vision_to_Facts_-_Human_Rights_in_Vietnam.pdf
PARIS/BANGKOK, ngày 10.9.2010 (FIDH / QUÊ MẸ) - Vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiếp diễn dữ dội trong thời kỳ Việt Nam làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các Quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN), theo tiết lộ của bản Báo cáo mới “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” do Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation of Human Rights, FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR) thực hiện.
Bản Báo cáo mới “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN” sẽ được công bố tại cuộc họp báo vào ngày thứ Hai tới, 13.09.2010, tại thủ đô Bangkok chuẩn bị cho cuộc họp của Diễn Ðàn Dân sự ASEAN và Thượng đỉnh ASEAN tại Hà Nội. Bản Báo cáo cho thấy các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế và xã hội bị vi phạm trắng trợn tại Việt Nam. Mở cửa kinh tế dưới chế độ độc đảng, trong bối cảnh không có nền tư pháp độc lập, chỉ đưa tới tệ nạn tham nhũng. Các giới bị xúc phạm hơn cả là phụ nữ, thiếu nhi, và các nhóm dân tộc ít người, sự tăng trưởng kinh tế chẳng đem lại bao lăm quyền lợi cho họ, nguy cơ lớn của họ là bị gạt ra ngoài lề xã hội và kinh tế. Giới phụ nữ đang gặp những hình thức kỳ thị, từ sử dụng đất đai đến quyền sở hữu, quyền thừa kế.
Nhà cầm quyền gia tăng đàn áp các quyền tự do ngôn luận, hội họp, báo chí, quyền tự do tôn giáo, và sử dụng bạo động trong nhiều trường hợp. Công an thường xuyên sách nhiễu, đe dọa và bắt bớ các nhà hoạt động chính trị, ký giả, và những công dân dám lên tiếng phê bình nhà cầm quyền. Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, trong tháng 8.2010, có ít nhất 258 tù nhân vì lương thức mòn mỏi sau chấn song tù ngục, mặc dù Hà Nội không ngừng khẳng định rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị.
Ít nhất có 17 người bị tù vì sử dụng ôn hòa quyền ngôn luận trên mạng Internet. Ðã có 749 trường hợp sách nhiễu và đe dọa các nhà báo trong năm 2009. Chỉ riêng trong tháng giêng 2010, đã có 359 trường hợp tương tự xẩy ra.
Các tôn giáo bị đặt dưới chế độ kiểm soát và kiểm nhận, hàng giáo phẩm thuộc các tôn giáo “không-được-thừa-nhận” bị sách nhiễu thường trực, bị bắt đi làm việc hoặc bị cầm tù. Phật giáo đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tín hữu Công giáo, Tin Lành và Hòa Hảo không được quyền tự do tôn giáo.
Án tử hình xẩy ra thường xuyên, nhưng số liệu thống kê bị liệt vào “bí mật quốc gia” kể từ tháng giêng năm 2004. Năm nay, 2010, theo nguồn tin chính thức đã có 11 án tử hình riêng trong tháng giêng.
Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhận xét: “Là Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) Việt Nam đã thất bại trong việc duy trì các ngưỡng vọng nhân quyền và bảo đảm những điều quy định trong Hiến chương ASEAN cũng như trong Hiến pháp Việt Nam. Tình trạng nhân quyền tồi tệ của Việt Nam đang phá hoại nghiêm trọng nỗ lực mà ASEAN mong muốn xây dựng một Cộng đồng cho dân, và cai quản bằng pháp quyền”.
Ngoài sự cưỡng bức triệt để và bạo hành, nhà cầm quyền Việt Nam còn sử dụng luật pháp để dập tắt mọi phê phán chính sách hay hành động của nhà nước, trong bối cảnh của nền hành chánh tư pháp tùy tiện, và thiếu vắng cả nền tư pháp độc lập. Bản Báo cáo cho biết chi tiết những điều luật mơ hồ gọi là “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự - có bảy điều dẫn tới án tử hình - được sử dụng để bắt giam những ai ôn hòa phê phán, những tín đồ tôn giáo và các nhà đấu tranh bảo vệ nhân quyền.
“Dù đã tham gia ký kết bảy công ước nhân quyền, nhưng Việt Nam ít thực hiện những lời cam kết theo luật pháp quốc tế, lại tiếp tục vi phạm những nhân quyền cơ bản đối với nhân dân nước họ”, bà Souhayr Belhassen, Chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền nhận xét.
Trong dịp công bố bản Báo cáo mới “Từ Viễn mơ đến Thực tế : Nhân quyền Việt Nam dưới quyền chủ tọa của ASEAN”, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR) và Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) xin mời quý vị đến tham dự
Cuộc Họp báo do ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy Ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, chủ trì vào ngày thứ Hai, 13.9.2010, từ 10 giờ 30 sáng đến trưa tại Câu Lạc Bộ Báo chí Quốc tế ở Thái Lan Foreign Correspondents’ Club of Thailand Penthouse, Maneeya Center 518/5 Ploenchit Road Patumwan, Bangkok 10330
Mọi liên lạc hỏi tin với Liên Ðoàn Quốc tế, FIDH, xin gọi Fabien Maitre : + 33 1 43 55 25 18
với Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, VCHR xin gọi Võ Trần Nhật : + 33 1 45 98 30 85
Món thịt kho nước dừa phổ biến ở miền Nam Việt Nam, trong các nhà hàng, quán ăn và trong mỗi bữa cơm gia đình. Thời tiết mát mẻ được thưởng thức thịt kho kèm với canh rau hoặc...