Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt, thông tín viên SB-TN từ trong nước tiếp tục bản tường trình thứ nhì trong 3 bản tường trình về tình trạng trẻ em Việt Nam hiện nay, mời quý vị cùng theo dõi trong bản tin có chủ đề: Số phận của những đứa trẻ buộc phải ra đời, sau đây (video insert):
Ngôi chùa nằm trong một con đường nhỏ hẹp, ít người biết tới ở Daklak, Việt Nam này, là một trong hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ tại Việt Nam đang âm thầm nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi khi vừa mới lọt lòng. Số phận của rất nhiều trẻ em buộc phải ra đời và ngay lập tức bị bán, bị vứt bỏ đang trở thành một trong những hiện trạng nhức nhối trong nước hiện nay.
Chưa có con số nào thống kê được chính thức mỗi năm có bao nhiêu trẻ bị bỏ rơi, nhưng giờ đây những nơi như ngôi chùa Bửu Châu này, số trẻ em nhận nuôi mỗi lúc một nhiều, đến mức những người đứng đầu phải lên tiếng cầu cứu, kêu gọi sự yểm trợ từ các nhà hảo tâm và các tổ chức thiện nguyện trong và ngoài nước. Bệnh viện Từ Dũ, Saigon cho biết hàng năm, riêng nơi này nhân được từ 140 đến 160 trẻ sơ sinh bỏ rơi. Lý do của việc người phụ nữ Việt Nam dứt bỏ đứa con mới vừa sinh của mình thì rất nhiều, có thể là con bị dị tật, bị nhiễm HIV, bị sinh non, con sinh ngoài ý muốn hoặc nhà quá nghèo không nuôi nổi.
Sở Lao Ðộng Thương Binh Xã hội Việt Nam cũng ghi nhận rằng riêng Saigon thì cứ 2 ngày lại có một tin báo về việc trẻ sơ sinh bỏ rơi. Nơi bỏ rơi cũng rất thương tâm, chẳng hạn như trong thùng rác công cộng, gốc cây, bãi rác, nhà vệ sinh công cộng. Những đứa trẻ này có khi thì cứu kịp, có khi thì đã chết vì lạnh, vì đói hoặc vì kiến hoặc chuột cắn đến chết. Ni cô Minh Nguyên, người cai quản chùa Bửu Châu cho biết nơi hẻo lánh như thế này, cũng lắm người chạy đến vứt bỏ con trước cửa. Nhiều đứa bé chỉ được quấn vội trong một chiếc khăn cũ, để nằm trong thùng mì gói cũ rồi bị cha mẹ quăng trước cửa chùa. Thậm chí có trường hợp trẻ sơ sinh bỏ rơi chỉ gói trong miếng nilon bỏ ngay ngã tư đường, chùa nghe tin chạy ra rồi mang về nuôi, tưởng thoạt đầu chết nhưng dần dần cũng sống được.
Khắp nơi tại Việt Nam đang vang lên những câu chuyện thương tâm về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Ðã có nhiều trường hợp trẻ bị bỏ rơi được cá thế giới biết đến, nhưng trường hợp bé Hồ Thiện Nhân bị bỏ rơi trong bụi cỏ, kiến bò ăn mất một chân và bộ phận sinh dục. May mà bé được cứu sống và được một gia đình người Mỹ nhận nuôi và chữa trị cho cháu bé. Giá trị gia đình và trách nhiệm của cha mẹ của thanh niên Việt Nam trong nước hiện nay đang đứng trước một thử thách lớn. Những con người đọc thuộc rành rẽ 5 điều Hồ Chí Minh dạy hoặc lý tưởng sống cho Ðảng, nhưng lại không hiểu được giá trị của lòng nhân ái và đức hiếu sinh. Buộc phải ra đời và cô đơn trước tương lai, đặc biệt là sự thờ ơ của chính Nhà nước Cộng sản Việt Nam, mời quý vị tiếp tục theo dõi trong phóng sự phần 3, tức cũng là phần cuối của loạt phóng sự đặc biệt về trẻ em tại Việt Nam do thông tín viên của SBTN tại Việt Nam thực hiện.(SBTN)
- Hành tây bằm nhuyễn. - Nấm mèo ngâm nở, rửa nhiều lần nước cho hết mùi hôi, bằm sơ. - Thịt heo xay trộn với chút hành bằm nhuyễn, bột năng, dầu hào, muối, đường, tiêu... nêm vừa ăn...