PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: HÀNG TRĂM ÐẠI LÝ INTERNET BỊ CẮT ÐƯỜNG TRUYỀN
Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ trong nước, thông tín viên SB-TN từ Việt Nam gửi ra bản tin về việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục xiết chặt Internet, mời quý vị cùng theo dõi trong phần tin chi tiết sau đây (video insert):
Chiến dịch càn quét internet tại Việt Nam đang bước vào giai đoạn căng thẳng khi hồ sơ của Công an cho biết chỉ trong một tuần, tại Saigon đã có hơn 240 đại lý internet bị cắt đường truyền vì bị gọi là vi phạm quy định mới của Hà Nội. Những lời tranh cãi quanh lệnh cắt internet sau 23g đêm tại Việt Nam diễn ra một cách yếu ớt trên báo chí Nhà nước, tuy nhiên ai cũng hiểu rằng xã hội Việt Nam đang bước vào đợt kiểm soát chặt chẽ cho đại hội Ðảng sắp tới, vì vậy nói cũng chỉ là trò chơi dân chủ chứ không có giá trị thực tế nào. Trong suốt vài tuần liền, truyền thông Nhà nước liên tục đưa tin tức về tác hại của Game online, cho rằng đây là một sản phẩm độc hại đang tác động đến toàn xã hội và giới trẻ. Nhưng điều đáng buồn cười rằng tất cả những sản phẩm đó, đều được các nhóm công ty thuộc con ông cháu cha của Ðảng đưa vào Việt Nam, và chỉ có họ được độc quyền khai thác lợi lộc mà thôi.
Nạn nhân của chiến dịch xiết chặt thông tin này đầu tiên là những đại lý thuê bao của các công ty viễn thông Nhà nước, họ bị kiểm soát và trừng phạt mà không hề hiểu được vì sao, như chính các bản tin của Nhà nước đưa tin, là tác nhân đem lại sự băng hoại của xã hội. Nạn nhân thứ hai chính là giới trẻ. thông tin giờ đây trở thành một thứ xa xỉ vô cùng trong quốc gia mà họ đang sinh sống. Chung quanh là các bức tường lửa. Việc bố ráp cắt internet trong đêm trên toàn quốc đang giới thiệu một bộ mặt của Việt Nam tràn đầy không khí căng thẳng chính trị. Một người bình luận trong nước mỉa mai rằng nếu cứ như thế này, có thể một ngày nào đó Nhà nước Cộng sản Việt Nam sẽ không cho sử dụng xe gắn máy vì vẫn có những nhóm đua xe trên đường phố. Ðiều đó cũng nực cười như cả một dân tộc đang phải chịu trách nhiệm cho một nhóm thiểu số thanh niên chơi game online do các công ty Nhà nước buôn bán. Tuy nhiên việc đơn phương cắt internet của các đại lý sau 23g tại Việt Nam, theo các nhà lập pháp bị coi là phạm pháp, vì trong hợp đồng khi giao dịch với các đại lý này, việc cắt internet vô lý như vậy là sai phạm, có thể khiến các công ty mua dịch vụ này có thể đi đến tình trạng khởi kiện nơi đưa ra quyết định này.
Bộ Thông tin và Truyền thông Cộng sản Việt Nam vẫn đang im lặng trước những dư luận này, đơn giản là bởi chính họ cũng là những bộ máy tay sai, buộc phải chấp nhận những quy định từ Trung ương đưa xuống bất chấp quy định đó như thế nào. Ngay trong giới chức cầm quyền, cũng đang có những ý kiến phản đối quy định quái gở này. Trong công văn số 994 của sở Thông tin và truyền thông Saigon gởi lên bộ Thông tin và truyền thông, giám đốc sở cho rằng việc yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ internet ngừng cung cấp dịch vụ internet ngoài giờ mở cửa hàng ngày mà bộ Thông tin và truyền thông quy định trong công văn 2455 là không đủ cơ sở pháp lý, vì công văn này không phải là quyết định hành chính hoặc văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của các đại lý. Ngay cả ở Quảng Nam, nhà cầm quyền tỉnh cũng cảm thấy quyết định kỳ lạ này không thể chấp nhận nên từ chối thi hành, bằng cách không cắt internet sau 11 giờ đêm mà chỉ quy định giờ mở cửa của các đại lý mà thôi.
Tại Hà Nội, tình hình có vẻ khác hơn khi việc kiểm soát internet có vẻ gắt gao hơn, khi việc cắt internet ở các đại lý vẫn bị các nhân viên an ninh vạch cửa nhìn vào xem các nơi này có mở máy sau 11 giờ đêm, nối trộm internet từ nơi khác vào hay không. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho hay rằng ông có hẳn một lực lượng theo dõi các đại lý internet xem những nơi này có mở máy sau giờ cấm hay không. Người ta cũng nhìn thấy một sự liên đới khá rõ từ việc cắt internet trong nước, cho đến việc hàng loạt các hacker của an ninh Việt Nam tấn công các trang web, blog có phát ngôn tự do trong và ngoài nước. Ngoài ra trang facebook cũng bắt đầu bị một đợt ngăn chận mới, rộng và chặt chẽ hơn.(SBTN)
{nl}{nl}
Posted on 28 Aug 2010
[
print ]
FreeVietNews