Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
PHÓNG SỰ ÐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: MƯỢN LÝ DO LẠM PHÁT GAME ONLINE, HÀ NỘI XIẾT CHẶT INTERNET
Tin Hà Nội - Hôm nay trong tiết mục phóng sự đặc biệt từ Việt Nam, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin về vụ Hà Nội xiết chặt Internet với nội dung như sau:
Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đột ngột tăng mạnh các biện pháp kiểm soát internet, trên danh nghĩa tấn công vào các trò chơi game online. Các văn bản cấm sử dụng internet từ sau 10 giờ tối đã bắt đầu được áp dụng ở nhiều nơi. Ðặc biệt Saigon sẽ là nơi áp dụng thử nghiệm sắp tới. Nhận định về về tình hình này, nhà báo Rachel Havey của BBC đã có bài tìm hiểu về động thái trên, với tựa đề Việt Nam muốn kiểm soát bùng nổ mạng. Bài viết nhận định rằng Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á, nhờ nhà cầm quyền cộng sản thực hiện chính sách tự do hóa nhanh. Theo cái nhìn của phóng viên Rachel Harvey thì ở Việt Nam, người ta nhìn thấy các cửa hàng chất đầy đồ dùng mới nhất, từ đồng hồ tới iPad tới các máy chơi nhạc MP3.
Ðất nước này đang mở cửa với thế giới bên ngoài, và điều này tạo ra thách thức cho giới chức quanh chuyện sử dụng internet. Dĩ nhiên internet đang mở rộng thông tin, nói về những điều mà dân chúng trước đây chưa
Ðược biết, thậm chí có cả những thông tin vạch trần vị lãnh tụ của Ðảng Cộng sản Việt Nam là Hồ Chí Minh với những điều đáng sợ nhất mà dân chúng có thể tưởng tượng được. Giờ đây, theo bà Rachel thì có hơn 1/3 giới trẻ Việt Nam giờ đây lướt mạng thường xuyê và ở Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, theo quyết định của Ðảng Cộng sản Việt Nam thì có vẻ như mọi quán cà phê ở Hà Nội đều cung cấp hệ thống mạng không dây Wifi miễn phí. 2 thanh niên Hà Nội tên Minh và Ngân, là người mà bà Rachel Harvey liên lạc tìm hiểu về internet tại Việt Nam.
Minh và Ngân nói họ thường xuyên lướt mạng internet khi rảnh rỗi. Minh là một luật sư 26 tuổi, và Ngân, người vừa tốt nghiệp đại học tại một địa điểm mà họ ưa thích. Minh lướt mạng bằng điện thoại iPhone, và Ngân dùng laptop để vào kiểm tra trang Facebook. Trò chuyện bên ly cà phê, Ngân kể: bất cứ khi nào rỗi rãi, tôi tới đây để lướt mạng và gặp gỡ bạn bè. nhà nước đã phản ứng trước tình trạng bùng nổ internet bằng một luật mới, yêu cầu bất cứ nơi nào cung cấp dịch vụ internet cho dù là quán cà phê, khách sạn hay doanh nghiệp phải cài đặt phần mềm theo dõi. Luật được công bố vào tháng Tư sẽ cho phép giới chức theo dõi những ai lướt mạng, và điều này khiến Minh và Ngân lo lắng. Minh nói chắc chắn là có một số trang mạng xấu với thông tin độc hại. Thế nhưng mặt khác, nếu họ làm quá mạnh tay thì chuyện này cũng giống như hạn chế thông tin cho người dân Việt Namọ.
Các tổ chức nhân quyền, trong đó có đảng Việt Tân và Phóng viên Không Biên giới, nói đây chính là điều mà nhà nước đang ra sức làm. Họ nói những quy định mới này cũng chính là sự kiểm duyệt của nhà nước. Hà Nội thì nói họ đơn giản chỉ bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói những quy định này là cần thiết để trước hết là bảo vệ mọi người khỏi những tác động tiêu cực của internet và để bảo vệ xã hội của Việt Nam. Bà Nga nói các blogger không bị bắt giữ vì chuyện bày tỏ ý kiến, tuy nhiên một báo cáo gần đây của tổ chức giám sát nhân quyền Human Rights Watch cáo buộc rằng nhà nước Cộng sản Việt Nam cố tình nhắm vào những người viết blog độc lập. Bà Nga bác bỏ điều này là không đúng vì ở Việt Nam có hơn một triệu người viết blog.
Những người viết blog không bị bắt giữ vì phát biểu ý kiến, chỉ những người vi phạm pháp luật là phải bị xử lý theo luật pháp. Trong mắt của Rachel Harvey, rõ ràng rất nhiều nhà đối lập chính trị có vẻ bị rơi vào hạng mục này. Không phải chuyện họ viết blog gây ra vấn đề, mà việc chọn chủ đề viết mới là điều khiến cho ai đó phải vào tù. Ai viết về tham nhũng, tự do tôn giáo, thu hồi đất đai, hay các hợp đồng không được lòng dân của chế độ Hà Nội với Trung Cộng có thể khiến công an bất chợt gõ cửa nhà.
Lê Thị Công Nhân là một luật sư có tiếng về nhân quyền. Cô là người công khai vận động cho một nền dân chủ đa đảng, và thường sử dụng internet để gửi ra thông điệp của mình. Cô từng bị kết án ba năm tù vào năm 2007 vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước. Quan điểm của của cô là điều cơ bản nhất của nhân quyền là quyền tự do ngôn luận. Chúng ta sẽ chẳng có gì nếu không được tự do ngôn luận. Mạng internet có vẻ giúp thúc đẩy nhu cầu đó, một phần bởi vì kiểm soát dòng thông tin trên mạng ngày càng khó khăn hơn.(SBTN)