Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Khi nào đại diện Vatican đến Việt Nam?
Gia Minh / RFA
Hồi tháng sáu vừa qua, Tổ công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican đã tiến hành vòng làm việc thứ hai tại Rome. Kết quả của phiên họp đó là hai phía thống nhất sẽ có một vị đại diện không trường trú của Vatican tại Việt Nam.
Khi nghe được tin đó, giới Công giáo tại Việt Nam đang chờ đợi vị đại diện đó của Tòa Thánh.
Gia Minh hỏi chuyện Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, thuộc Bộ Truyền giáo Vatican, người từng tham gia Tổ công tác Hỗn hợp trong vòng đàm phán đầu tiên ở Hà Nội về một số thông tin liên quan.
Thiện chí chung
Trước hết Ðức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương đưa ra nhận định về quyết định liên quan vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam:
Ðức Ông Barnabê: Dĩ nhiên muốn có tiến trình tốt đẹp trước hết giữa Tòa Thánh và Giáo hội Việt Nam; thứ hai đối với chính phủ Việt Nam. Ý muốn, thỏa thuận, thiện chí chung muốn xây dựng Giáo hội Việt Nam cho được tốt đẹp, cũng như mối quan hệ giữa Vatican và nhà nước Việt Nam cho được mỗi ngày một tốt đẹp hơn. Ðó là thiện chí.
Gia Minh: Theo kinh nghiệm của Ðức Ông thì tại những nơi nào phải có cấp đại diện không thường trú như thế?
Ðức Ông Barnabê: Ðơn cử trước đây có đại diện không thường trú của Tòa Thánh đối với Nga; thỉnh thoảng qua đó. Tại vùng Á Châu, ví dụ như Sứ thần Tòa thánh tại Thái Lan, đồng thời làm chức vụ đại diện không thường trú tại Miến Ðiện. Nhiệm vụ thỉnh thoảng sang Miến Ðiện chủ yếu gặp các giám mục; nhưng đồng thời cũng có gặp gỡ, liên hệ với chính phủ Miến Ðiện. Vị Sứ thần Tòa Thánh tại Thái cũng sang Lào làm việc với các giám mục Lào, bởi chưa có quan hệ ngoại giao giữa Lào và Vatican. Khi sang Lào vị Sứ Thần cũng gặp gỡ chính quyền để tạo hiểu biết hơn, cũng như giúp đỡ trong các công tác xã hội.
Ðối với Việt Nam thì Tòa Thánh Vatican cũng không có quan hệ ngoại giao, ngay cả trong thời của những chế độ trước; tại đó chỉ có đức Khâm sứ mà thôi; thế nhưng từ năm 1975 không còn nữa. Nay có bước tiến thông qua thỏa thuận (về vị đại diện không thường trú của Vatican ở Việt Nam); nhưng chưa được thực hiện.
Khi nào thực hiện?
Gia Minh: Từ khi có thỏa thuận đến lúc thực hiện phải mất bao lâu?
Ðức Ông Barnabê:Chưa thể biết được, vì tùy thuộc vào việc thu xếp tìm người từ phía Vatican, rồi cũng có sự thỏa thuận với chính phủ Việt Nam; nên cần thời gian.
Gia Minh: Trên mạng Internet, có tin nói cha Jean- Baptiste Etcharren, từ Hội Thừa Sai Ba Lê, đã được chọn. Ðức Ông biết gì về thông tin đó?
Ðức Ông Barnabê:Tôi cũng đọc trên mạng thôi, hoàn toàn không biết về vấn đề đó. Dĩ nhiên, tôi biết cha Etcharren hiểu biết Việt Nam rất nhiều, Ngài là (nguyên) tổng quyền Hội Thừa Sai Ba Lê, nói tiếng Việt rất giỏi. Có khi những người thông tin như thế ước muốn. Nhưng đó là thông tin tôi chỉ đọc được trên mạng Internet thôi.
Gia Minh: Thông thường lâu nay, trong giáo hội phải qua phẩm trật từ dưới lên; nhưng trong thời đại hiện nay, giáo dân có thể đưa thông tin đến trực tiếp với Tòa Thánh được không?
Ðức Ông Barnabê:Thời đại này có những phương tiện hết sức mới mẻ như Internet, e-mail... do đó người ta có thể liên lạc một cách dễ hơn với Tòa Thánh so với trước đây.
Trong lịch sử, một người giáo dân muốn trình bày vấn đề gì với Tòa Thánh đều hoàn toàn tự do liên hệ tùy theo phương tiện mà họ có. Tòa Thánh sẵn sàng mở rộng tiếp nhận những ý kiến, suy tư, những yêu sách chính đáng của giáo dân. Ðiều đó không phải bây giờ mà thôi, trước đây vẫn có; nhưng bây giờ dễ hơn.
Gia Minh: Nhưng tại Tòa Thánh có một văn phòng, dạng để ‘tiếp dân’ như ở Việt Nam, không?
Ðức Ông Barnabê:Giáo dân nếu đến Roma, vào văn phòng các bộ, người ta sẵn sàng tiếp. Còn việc muốn gặp những nhân vật cấp lớn, ở trên cần phải xin trước, hẹn trước, rồi người ta xem có tiếp được hay không.
Gia Minh: Vừa rồi trong giáo hội Việt Nam có những xáo động, nhưng điểm tích cực mà Ðức Ông nhận thấy là gì?
Ðức Ông Barnabê:Giáo hội Việt Nam đang thăng tiến. Việc bổ nhiệm các Ðức giám mục, truyền chức cho linh mục, việc vào chủng viện dễ dàng hơn, việc di chuyển các linh mục - cha sở cũng dễ hơn; nhưng cũng còn gặp khó khăn. Tất cả những điều đó cho thấy có sự cởi mở, tiến triển của giáo hội Việt Nam; tuy nhiên khó khăn của giáo hội Việt Nam mà ai cũng biết đó là không có cơ quan ngôn luận riêng, không có báo riêng. Rồi việc thực hiện các công tác giáo dục, từ thiện - bác ái, giáo hội vẫn còn vướng mắc, chưa được tự do. Ðó là những điều chính mà giáo hội mong muốn.
Gia Minh: Về mặt báo chí thì ở Việt Nam có tờ Công giáo và Dân tộc rồi thưa Ðức Ông?
Ðức Ông Barnabê:Báo lấy tên ‘Công giáo & Dân tộc’ nhưng tất cả mọi người đều biết đó không phải là báo của hàng giáo phẩm, cũng như của Công giáo. Mà đó là cơ quan liên hệ mật thiết với chính phủ, với Nhà nước nên không phải cơ quan của giáo hội Công giáo.
Gia Minh: Còn về chất thế nào?
Ðức Ông Barnabê:Giáo hội cần sự đóng góp nhiều hơn nữa từ phía giáo dân, những lĩnh vực mà họ phải tham gia. Tuy nhiên điều đó chưa được thực hiện.
Bánh Bò Nướng Trộn bột năng vô trứng, rồi cho nước dừa, đánh cho tan đều, cho bột nổi vào, quậy nhanh tay cho đều. Đổ bột ngay vào khuôn nóng đã thoa dầu, nướng 10 phút rồi cho lửa xuống 300F, nướng thêm 35 phút là được...
HÍ HỌA
iPod của TT Obama tặng Nữ Hoàng (by Michael Ramirez)