CÔNG CHỨC VIỆT NAM NGẠI HỌC NHƯNG THÍCH CÓ BẰNG
{nl}Tin Hà Nội - Sau 10 năm thực hiện chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước, các địa phương chưa hài lòng về công chức. Tây Ninh đánh giá công chức không cập nhật kiến thức, Hải Dương cho hay nhiều người chạy theo bằng cấp. 10 năm qua các địa phương đều tích cực thi hành chiến dịch của nhà nước như như luân chuyển cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thi tuyển lãnh đạo, bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ, nhưng xem ra vẫn chưa tạo được kết quả nào cả. Theo thống kê mà các tỉnh vừa báo cáo về Bộ Nội vụ, bên cạnh một số thành tích về cơ chế một cửa, cải cách thủ tục, thì chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức vẫn bộc lộ nhiều vấn đề đáng lo ngại. Theo thống kê của tỉnh Long An, số cán bộ tỉnh và cấp huyện đều tăng hàng năm. Sau gần 10 năm, tỉnh này đã tăng gần 1000 công chức.
Ở Bắc Giang, trung bình mỗi năm tuyển mới gần 2000 công chức, viên chức. Tuy nhiên lãnh đạo tỉnh vẫn thú nhận không thanh lọc được những cán bộ, công chức kém năng lực, dù đã mạnh dạn luân chuyển cán bộ ở những vị trí cao nhất là lãnh đạo cấp phòng, rồi thí điểm tuyển chọn người đứng đầu tại các ngành y tế, giáo dục.
Theo đánh giá chung thì vẫn còn không ít cán bộ, công chức làm việc thụ động, thiếu thực tế và trách nhiệm, chưa kể tới việc cán bộ công chức tham nhũng, sa sút phẩm chất đạo đức và lối sống. Tệ hại nhất là tình trạng xài bằng giả, nhiều cán bộ thi nhau đi học để lấy bằng, nhưng rất ngại khi đi học và chỉ thích có những chứng chỉ, bằng cấp một cách gian lận mà thôi.
Nhà nước cũng thú nhận đã không kịp thời xử phạt cán bộ, công chức nhũng nhiễu dân, khi thú nhận trình độ của công chức làm việc ở các bộ phận bất cập cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Vẫn còn tệ cửa quyền, quan liêu, khiến cho chương trình 10 năm cải cách hành chính tiếp theo của nhà nước hoàn toàn coi như phá sản.(SBTN)
Posted on 11 Aug 2010
[
print ]
FreeVietNews