Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG VÉT MUA GẠO VIỆT NAM, HÀ NỘI SỢ TRÚNG KẾ
Tin Hà Nội - Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam và các doanh nghiệp nông sản trong nước đang kinh hoàng trước độc chiêu mới từ phương Bắc khi có tin Trung Cộng đang vơ vét gạo Việt Nam.
Trong khi đó, nông dân Miền Tây Việt Nam thấy giá lúa tăng từng ngaỳ, và nhiều người không còn lúa để bán. Bản tin báo chí trong nước cho biết các doanh nghiệp của Trung Cộng đang ra sức mua gạo Việt Nam, còn doanh nghiệp trong nước đang lo lắng trước nhu cầu gạo tăng đột biến từ nước này. Một cơ nguy trước mắt là giá gạo sẽ tăng đột biến vì điều này sẽ gây bất ổn cho đời sống dân Việt Nam vì gạo sẽ khan hiếm và tăng giá. Một cơ nguy thứ nhì có thể xảy ra tương tự như thời Trung cộng thu mua dưa hấu Việt Nam là khi hàng tới các cửa khẩu ào ạt, tới một lúc bị chận cửa vì lý do nào đó, thế là hàng đoàn xe chở hàng của các doanh nghiệp nằm chờ chực ở biên giới và cuối cùng phải bán tống bán tháo với giá cực rẻ.
Nguồn tin cho biết tình hình mua bán gạo ở đồng bằng sông Cửu Long dạo này sôi động, điều bất ngờ là giá lúa gạo tăng cao không phải vì chương trình tạm trữ của nhà nước mà là vì các thương nhân Trung Cộng đang ồ ạt vào Việt Nam thu gom. Lúa chất lượng thấp từ 2800 đến 3200 đồng một ký hồi giữa tháng 7 đến nay đã tăng lên 3850 đến 4200 đồng một ký; lúa chất lượng cao tăng từ 3500 đến 3800 đồng một ký lên 4100 đến 4450 đồng một ký. Hiện gạo 5% tấm xuất cảng của Việt Nam đã tăng 20 đến 30 đồng một tấn so với hồi đầu tháng 7, lên mức 375 đô-la, gạo 25% tấm đạt 330 đô-la một tấn.
Nhiều nông dân cho biết chỉ trong vòng 1 tháng, thương nhân Trung Cộng đã vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua vét gạo số lượng lớn. Giám đốc Công ty xuất nhập cảng An Giang thông báo họ thu gom cả tấm, gạo phẩm cấp thấp với giá cao. Ngoài chở bằng đường biển, thương nhân Trung Cộng còn sử dụng cả container chở gạo rầm rầm bằng đường bộ đưa ra cửa khẩu xuất tiểu ngạch sang Trung Cộng. Thông thường sau tháng 5, Trung Cộng ít khi nhập cảng gạo nhưng năm nay vẫn tiếp tục mua. Ðây là thị trường luôn kín tiếng, do vậy có thể coi việc họ mua ồ ạt và không kén chọn phẩm chất là một ẩn số.
Ðiều lo ngại của Việt Nam giờ đây không phải Trung Cộng ngưng mua gạo qua đường biên mậu mà là nếu tiếp tục mua quá nhiều, tạo ra nguy cơ thiếu hàng giao các hợp đồng đã ký trước đó. Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm Việt Nam cũng xác nhận hiện có tin cho biết Trung Cộng mất mùa tới 14 triệu tấn gạo do lũ lụt vừa xảy ra liên tiếp. Do đó nếu tin này chính xác, Trung Cộng sẽ mở cửa nhập cảng gạo và lúc đó chắc chắn thị trường gạo Việt Nam và thế giới sẽ rối tung. Nếu Bắc Kinh tiếp tục vào mua số lượng khoảng một triệu tấn gạo, thì coi chừng đến cuối năm nay, doanh nghiệp Việt Nam không có gạo xuất cảng. Không chỉ tăng giá, nhu cầu gạo thế giới đang có dấu hiệu sôi động trở lại.
Ngoài Trung Cộng đang thể hiện rõ sự thiếu hụt lương thực, nhiều nước khác ở khu vực châu Phi, Trung Ðông cũng bắt đầu đẩy mạnh nhập cảng gạo. Nguyên nhân là do giá nhiều mặt hàng nông sản hiện nay đang có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là lúa mì đã tăng 70 đến 80 đồng một tấn sau vụ cháy rừng tại Nga.(SBTN) {nl}{nl}