Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
LẤN BIỂN HAY LẤN ÐẤT DÂN
Tin Kiên Giang - Một trong những rắc rối về đất đai dai dẳng và gây nhiều chú ý trong nước có lẽ là vụ ở Rạch Giá, tại nơi gọi là khu lấn biển Kiên Giang. Dự án mà nhà nước cho phép nhà cầm quyền Kiên Giang lấn ra biển trên diện tích 420 hecta để mở rộng đất sinh sống cho cư dân địa phương, nhất là giúp những người nghèo có đất cư trú, hẳn là điều tốt đẹp trên lý thuyết. Nhưng dự án ấy đã gây phản ứng đáng kể cùng nhiều nỗi uất ức của cư dân ở Phường An Hòa và Phường Vĩnh Bảo thuộc thành phố Rạch Giá trong 12 năm nay, khi công trình lấn biển trở thành lấn ngược vô đất canh tác và sinh sống lâu năm của người dân.
Cách nay ít lâu, Hội Luật Gia Việt Nam phải kết luận rằng với quyết định của nhà nước cho Kiên Giang lấn biển 420 hecta, việc cán bộ tỉnh Kiên Giang thu hồi 45 hecta đất của dân là do Ban Quản lý Công trình lấn biển chế ra và được ủy ban tỉnh đồng ý. Sau đó hội này cũng kết luận rằng Kiên Giang lợi dụng lấn biển để lấn đất dân. Hành động của giới cầm quyền Kiên Giang gây phẫn nộ người dân địa phương, như một cư dân cho rằng Ðảng và Nhà nước chủ trương lấn biển mở rộng đô thị Rạch Giá thì chủ trương đó bị tỉnh Kiên Giang và Ban Quản lý Dự án Lấn biển lợi dụng lấn thêm 45 hecta đất của dân. Mục đích của họ là nhằm bồi thường giá rẻ, rẻ hơn kinh phí bỏ ra để lấn biển.
Họ dùng từ là chỉnh trang đô thị và lợi dụng việc lấn biển để lấy đất của dân.
Hiện nay người dân đang thưa kiện việc nhà cầm quyền tỉnh Kiên Giang hỗ trợ, bao che cho Ban Quản lý Dự án Lấn biển lấy đất của dân nhằm thường với giá rẻ mạt, trong khi không ra quy định thu hồi đất.
Vụ này đã xảy ra 12 năm rồi, hiện là 2010 nhưng họ tính giá đất năm 1998 với giá là 13,200 đồng. Khi người dân thưa lên nhà nước thì nhà nước chỉ đạo xuống, yêu cầu Kiên Giang giải quyết dứt điểm, giải quyết tính theo giá vàng, tiền mất giá và tính lại cho dân chúng. Nhưng lấy giá mốc cơ sở ban đầu tính tiền trượt giá và mất giá cũng đồng nghĩa với đồng tiền Việt Nam mất giá hiện nay là 12 năm. Có nghĩa là hồi đó khi giao miếng đất này và mua được 1 lượng vàng thì ngày hôm nay cũng chỉ mua được 1 lượng vàng thôi. Còn nhà đầu tư lấy đất, họ bán với giá hiện hành là từ 2 triệu tới 6 triệu đồng một thước vuông. Một dân oan khác ở địa phương này cho biết thêm họ đang gởi đơn thưa lên nhà nước thì đoàn Thanh tra xuống nói việc này là việc của nhà nước, và chỉ có nhà nước trả lời là nhà cầm quyền Kiên Giang đúng hay dân thưa kiện là đúng.
Cho tới giờ phút này, chưa có quyết định cuối cùng nói Kiên Giang là đúng, nhưng cán bộ Kiên Giang vẫn ra quyết định cưỡng chế đất của dân. Báo chí cho tới giờ phút này vẫn đồng tình rằng cán bộ Kiên Giang làm sai. Dù bị cư dân địa phương và cả báo chí gần như đồng loạt phản đối, nhưng giới cầm quyền địa phương xem chừng như câu giờ để tiếp tục hành động biến dự án lấn biển thành lấn đất dân. Phương tiện của việc cưỡng chế đất đai trong nước, kể cả vụ lấn biển Kiên Giang luôn là võ lực, cưỡng chế người dân bằng công an, quân đội, dân quân rất đông. Dân chúng thì tay không chỉ biết cắn răng chịu đựng hành động cưỡng chiếm đất đai của giới cầm quyền địa phương, thì dân oan khắp nước được biết cũng lâm cảnh tương tự nhưng chỉ có thể than trời chứ không làm gì hơn được.(SBTN)
Đánh lòng trắng trứng khoảng 10 phút. Sau đó cho lòng đỏ trứng vô đánh thêm khoảng 5 phút. Rồi kế tiếp cho đường vô đánh khoảng 40 phút ở tốc độ nhanh...