Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
TRUNG CỘNG HÙ DỌA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ÐÔNG
Tin tổng hợp - Với tham vọng của muốn độc chiếm hầu như toàn bộ vùng Biển Ðông, chỉ ít lâu sau khi đơn phương ban hành lệnh đánh bắt cá trên Biển Ðông và xua đuổi bắt giữ tàu đánh cá Việt Nam, vào tháng 3 năm nay, Bắc Kinh đã lấn thêm một bước khi nói với các giới chức Mỹ công du Trung Cộng rằng Biển Nam Trung Hoa tức là Biển Ðông đã trở thành vùng lợi ích cốt lõi về chủ quyền, và sẽ không cho phép bên ngoài can thiệp vào hồ sơ này. Theo phân tích của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về các vấn đề Việt Nam đang làm việc tại Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi, lời đe dọa đó hàm ý nói Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích của họ. Ông Thayer nói có nhiều cách giải thích thái độ của Trung Cộng: Trước tiên có thể Bắc Kinh có ý đồ gây sức ép buộc Hà Nội chấp nhận những thỏa thuận liên quan đến việc cùng thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, tương tự như thỏa thuận hồi tháng 6 năm 2008 giữa Trung Cộng và Nhật Bản cùng phát triển vùng dầu khí Xuân Hiểu tại những vùng biển có tranh chấp về chủ quyền ở biển Nhật Bản, tức biển Hoa Ðông.
Nếu đúng vậy thì nỗ lực của Trung Quốc khó thành công bỏi vì vùng có trữ lượng dầu khí mà Trung Cộng muốn nhắm tới lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Hơn nữa với tư tưởng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ, Việt Nam sẽ kháng cự lại ý đồ doạ nạt của Trung Cộng muốn buộc Hà Nội chấp nhận thỏa thuận.
Mặt khác Trung Cộng cũng không thành công trong việc gây áp lực ngăn cản các tập đoàn dầu khí Mỹ và ngoại quốc không làm ăn với Việt Nam. Có những dấu hiệu cho thấy là cả hai công ty British Petroleum và Exxon-Mobil có ý định tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký. Hoa Thịnh Ðốn cũng đã nói rõ với Bắc Kinh là họ sẽ chống lại mọi sự đe dọa nhắm vào các doanh nghiệp Mỹ. Cách giải thích thứ hai là Trung Cộng có thể bắn tín hiệu cho Việt Nam thấy là họ rất không tán thành quan hệ an ninh Mỹ-Việt ngày càng phát triển. Mục đích là tác động đến những thảo luận ở hậu trường tại Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị cho Ðại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11 sẽ tổ chức vào tháng giêng năm 2011. Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, vào năm 1995 Hà Nội luôn thận trọng hạn chế quy mô quan hệ quốc phòng với Washington để tránh làm phật lòng Bắc Kinh.
Tuy nhiên theo giáo sư Thayer, kể từ 2003 quan hệ quân sự song phương Mỹ-Việt đã gia tăng, một xu hướng ngày càng rõ hơn như để đáp trả những hành động của Trung Cộng tại vùng Biển Ðông. Cuối năm 2007, Quốc hội Trung Cộng đã thông qua những quy định quản lý hành chính khu vực Biển Ðông. Ðiều này đã dấy lên những phản ứng mạnh mẽ trong giới trẻ và sinh viên Việt Nam. Phản ứng này càng phát triển mạnh trong năm 2008 và gia tăng cường độ khi tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố rằng sự dính líu của Trung Cộng vào mỏ quặng bauxite ở Tây Nguyên là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Tình hình trong vùng biển Ðông được coi là căng thẳng hơn bao giờ hết.(SBTN)
Bánh Paté Chaud Chay Bánh pâte chaud ăn nóng mới ngon. Nếu bánh làm sẵn trước đã nguội, bạn
có thể dùng lò nướng bánh mì (toaster) hâm lại. Bánh pâte chaud chay có
thể làm sẵn, để trong tủ đá một tháng cũng không sao, khi cần chỉ mang
ra nướng. Món này dùng ăn điểm tâm với chút cà-phê thì tuyệt hảo.