Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
ÐỐI ÐẦU GIỮA TRUNG CỘNG VỚI CÁC NƯỚC TRÊN BIỂN ÐÔNG
Tin tổng hợp - Trong vài tháng qua, có những cuộc đối đầu giữa Trung Cộng với các nước trên Biển Ðông. Tin tức cho biết gần đây đã xảy ra một cuộc đụng độ giữa tàu của Hải quân Nam Dương với các tàu ngư chính Trung Cộng. Trước đây cũng đã có các cuộc đụng độ giữa Việt Nam và Mã Lai với các tàu ngư chính và các tàu đánh cá của Trung Cộng. Theo tin từ nhật báo Mainichi của Nhật Bản cho biết, hồi giữa tháng 5 năm nay, lần đầu tiên các tàu ngư chính Trung Cộng có trang bị vũ khí, đã hộ tống các tàu đánh cá nước này đi đánh cá ở khu vực gần quần đảo Natura thuộc Nam Dương. Một trong những tàu đánh cá Trung Cộng đã bị phía Nam Dương bắt giữ hôm 15 tháng 5, thế nhưng sau đó các tàu ngư chính của Trung Cộng đã đến giải vây cho tàu này và buộc tàu tuần tra Nam Dương phải thả tàu đánh cá Trung Cộng. Cũng theo tin này, cuối tháng 6 vừa qua cũng đã có một cuộc đụng độ xảy ra giữa các tàu ngư chính Trung Cộng và tàu tuần tra Nam Dương ở đảo Laut, cách đảo Natura của Nam Dương khoảng 105 km về phía Tây Bắc. Tin tức cho biết thêm hôm 22 tháng 6, có hơn 10 tàu đánh cá của Trung Cộng đã được các tàu ngư chính nước này hộ tống xuống đánh cá ở khu vực nói trên, và một trong những tàu đánh cá này cùng các thủy thủ trên tàu đã bị một tàu tuần tra Nam Dương bắt giữ. Khoảng 30 phút sau đó, hai tàu ngư chính của Trung Cộng đã xuất hiện và giải vây cho tàu đánh cá Trung Cộng bằng cách đe dọa sẽ tấn công tàu tuần tra của Nam Dương nếu phía Nam Dương không chịu thả chiếc tàu mà họ đang giữ. Song song với lời đe dọa, tàu ngư chính của Trung Cộng cũng đã chĩa súng vào tàu tuần tra của Nam Dương.
Một trong những tàu ngư chính của Trung Cộng có liên quan trong cuộc đối đầu lần này đó là tàu 311, có trọng tải khoảng 4500 tấn. Ðây là tàu ngư chính có trang bị vũ khí, đã được chuyển đổi thành một tàu quân sự, thường xuyên được phía Trung Cộng phái đi tuần tra trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa. Có lẽ phía Nam Dương biết mình yếu thế, không thể thắng nổi các tàu ngư chính của Trung Cộng, nên họ đã thả tàu đánh cá của Trung Cộng, thế nhưng vào sáng hôm sau, khi tàu Hải quân Nam Dương đến hiện trường để tiếp ứng, phía Nam Dương bắt giữ lại chiếc tàu mà họ đã thả ra ngày hôm trước. Cuối cùng tàu đánh cá này cùng các thủy thủ Trung Cộng cũng được thả ra, sau các cuộc đàm phán giữa hai bên. Mặc dù tin tức từ báo chí Trung Cộng có đưa tin về tàu đánh cá cùng 9 ngư dân của nước họ bị Nam Dương bắt giữ hôm 22 tháng 6, thế nhưng tin tức đã dấu nhẹm sự đối đầu giữa Trung Cộng với tàu Hải quân Nam Dương hôm 23 tháng 6.
Trong khi đó tin tức từ phía Nam Dương cũng không hề công bố rộng rãi sự đối đầu này, có lẽ là do Nam Dương cân nhắc các mối quan hệ với Trung Cộng. Trong một buổi họp nội các khoảng một tháng sau khi sự cố xảy ra, Tổng thống Nam Dương cũng đã thừa nhận, căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng ở gần quần đảo Natuna, Nam Dương. Ngoài việc đối đầu trên biển, một hành động cứng rắn khác mà phía Nam Dương đã thể hiện là ngày 8 tháng 7 vừa qua, nước này đã gửi một bức thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, lên tiếng phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Ðông là vô căn cứ. Phía Nam Dương cho biết, họ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Ðông và chỉ đứng ở vai trò trung gian, cho nên Nam Dương không thiên vị nước nào trong vấn đề tranh chấp. Bức thư còn lập luận rằng việc Trung Cộng tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Ðông, rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế. Cuối thư, phía Nam Dương cũng đã yêu cầu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc.
Ngoài việc đối đầu với Nam Dương, gần đây Trung Cộng cũng đã có những lần chạm trán với Việt Nam và Mã Lai trên Biển Ðông. Trong một bài viết đăng trên Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 4, các tàu đánh cá Trung Cộng đã bị nhiều tàu đánh cá Việt Nam bao vây trên Biển Ðông, do các tàu này đánh cá ở vùng biển Việt Nam. Vào lúc đông nhất, có khoảng 60 chiếc tàu Việt Nam bao vây các tàu đánh cá Trung Cộng. Ngay sau đó phía Trung Cộng đã phái một đội tàu đến giải vây cho các tàu đánh cá của họ, và các tàu Việt Nam đã rút lui khỏi hiện trường hai ngày sau đó. Mã Lai cũng là nước phản đối mạnh mẽ các hành động hiếu chiến của Trung Cộng. Tin cho hay vào cuối tháng 4, các tàu ngư chính hộ tống một số tàu Trung Cộng đến đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế thuộc lãnh hải Mã Lai, và đã đối đầu với tàu chiến và máy bay chiến đấu của nước này. Báo chí Trung Cộng cũng đã đưa tin các tàu ngư chính của Trung Cộng đã bị tàu Mã Lai rượt đuổi trong khoảng 17 tiếng đồng hồ vào cuối tháng 4. Căng thẳng giữa hai bên gia tăng khi một tàu chiến Mã Lai đã chĩa khẩu pháo hạm vào tàu Ngư chính 311 của Trung Cộng. Phi cơ chiến đấu của Mã Lai cũng xuất hiện trên bầu trời để cảnh cáo Trung Cộng xâm phạm vùng lãnh hải của nước họ. Việc khăng khăng đòi chủ quyền gần như toàn bộ biển Ðông của Bắc Kinh, có lẽ khó tránh khỏi những cuộc đụng độ xảy ra giữa Trung Cộng với các nước trong tương lai.(SBTN)
Vật liệu: - 200 gram hạt sen khô - 1 tsp baking soda - 140 gram bo bo (Perl BarleyPerle de L’orge) - 150 gram đậu xanh cà không vỏ - 85 gram nhãn nhục khô - 3 cups nước - 1/2 cup đường. - 200 gram táo tàu đỏ - 1 cups phổ tai - 1 hộp củ năng (340 gram) - 5 cups đường - 7.5 cups nước - Nước đá bào