Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
BỘ TRƯỞNG TIỂU VÙNG SÔNG MEKONG NHÓM HỌP TẠI HÀ NỘI
{nl}
Tin Hà Nội - Bộ trưởng 6 nước thuộc tiểu vùng Mekong mở rộng sẽ nhóm họp ở Hà Nội ngày 20 tháng 8 tới. Theo tin mới được phổ biến, Hội nghị Bộ trưởng GMS lần thứ 16 sẽ thảo luận về những định hướng chung trong chiến lược dài hạn trong 10 năm từ 2012 đến năm 2022. Tiểu vùng sông Mekong mở rộng bao gồm các nước Cam Bốt, Lào, Miến Ðiện, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung cộng. Hội nghị Bộ trưởng 6 nước diễn ra tại Hà Nội có chủ đề Những lĩnh vực hợp tác mới.
Từ năm 1992, với sự giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển châu Á, 6 nước đã tham gia vào một chương trình hợp tác phát triển kinh tế khu vực, tăng cường quan hệ kinh tế giữa các nước bao gồm giao thông, năng lượng, viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, môi trường, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thuận lợi hóa thương mại, đầu tư tư nhân, du lịch và nông nghiệp. Theo ADB, tại hội nghị ở Hà Nội, đại diện các nước Cam Bốt, Trung cộng, Lào, Miến Ðiện, Thái Lan và Việt Nam cùng các viên chức của ADB hy vọng sẽ thống nhất một kế hoạch hành động về cải thiện giao thông và thuận lợi hóa thương mại ở khu vực GMS, kế hoạch này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ông Kunio Senga, Tổng Vụ trưởng Vụ Ðông Nam Á của ADB cho rằng chỉ trong một thế hệ, các nước khu vực sông Mekong đã chuyển từ xung đột sang hợp tác kinh tế, đạt được những tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống đói nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng hơn nữa.
Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có những giải quyết nào về việc Trung cộng xây những con đập chặn nước ở vùng thượng lưu, đưa tới những thay đổi ở hạ lưu sông Mekong mà Việt Nam là một trong những nước cuối nguồn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.(SBTN)