Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
NGƯỜI TÙ 33 NĂM MỚI ÐƯỢC THẢ TẠI VIỆT NAM
Tin Nam Hà - Ðài RFA hôm nay đã phỏng vấn người tù cải tạo lâu đời nhất tại Việt Nam hiện nay là cụ Trần Văn Sương, đã bị giam suốt 33 năm và đến sáng nay lúc 4 giờ sáng, công an trại giam Nam Hà đã làm thủ tục trả tự do cho ông, là người tù cải tạo được xem là có thời gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975. Ông Trương văn Sương sinh năm 1943, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba Xuyên tức là Sóc Trăng ngày nay. Ông có cha là người Hoa và mẹ người Khmer nhưng được sinh ra trên đất Việt.
Trước năm 1975 là Trung úy phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú Ba Xuyên. Sau năm 1975 ông bị đưa đi cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của các ông Trần Văn Bá và Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước vũ trang chống lại Hà Nội. Tổ chức này đã bị tình báo Hà Nội gài người vào từ Thái Lan, do đó khi họ chưa về tới Việt Nam thì một mạng lưới tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt chân vào Việt Nam trong đó có ông Trương Văn Sương. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân. Riêng ông Trương Văn Sương bị kết án chung thân vì tội gián điệp. Từ khi bản án được tuyên, ông Sương bị đưa đi qua rất nhiều nhà tù từ miền Trung như Suối Máu thuộc tỉnh Ðồng Nai, sau đó ra trại giam Quy Nhơn và lần lượt những năm sau anh bị giải đi thụ án ở nhiều trại miền Bắc và cuối cùng là trại giam Ba Sao, Nam Hà. Trại giam này là nơi ông ở lâu nhất.
Trương Văn Sương bị giam tổng cộng 33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo vì tham gia quân đội của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cách đây một tháng ban giám thị trại giam Ba Sao đã gửi công văn về cho gia đình ông tại Sóc trăng thông báo ông bị suy tim cấp 3 cộng với huyết áp cao, và trại giam Nam Hà quyết định đưa ông ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa trị trước đây. Ông Sương đã được chữa bệnh tại Phủ Lý và theo con trai ông cho biết thì ông Sương được bác sĩ theo dõi và chăm sóc hàng ngày khá chu đáo. Một bạn tù cho biết nhiều lần khi ông bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, ông đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đấu cho tự do dân chủ. Việc Hà Nội trả tự do cho ông Sương được coi là vì lo ngại dư luận thế giới về sự ngược đãi tù nhân chính trị của họ, và đã tránh tối đa việc này bằng cách áp tải tù nhân về đến tận nhà như từng làm đối với linh mục Nguễyn Văn Lý trước đây.(SBTN) {nl}{nl}
Bò Bía Đây là món ăn vặt có nhiều món phụ kèm theo nhưng nếu chỉ ăn vài cuốn thì cũng khá phiền phức. Tuy nhiên chúng ta có thể chuẩn bị các vật liệu xong và để vào những hộp nhỏ để trong tủ lạnh được vài hôm hay một weekend, khi cần thì mang ra hâm lại và cuốn ăn.