Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
QUẢNG NGÃI: HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN NGĂN CẢN CÔNG TY CAO SU TRỒNG
Tin Quảng Ngãi - Vào sáng ngày hôm qua, hàng trăm người dân thôn Tây Phước, xã Bình Khương, huyện Bình Sơn đã tụ tập tại khu đồi trồng cây cao su của Công ty cao su Quảng Ngãi để ngăn cản công ty cho máy xúc đào hố trồng cây mới. Cho đến gần trưa, khi đại diện phía công ty và Công an xã Bình Khương đến can thiệp, đám đông mới chịu giải tán song vẫn còn nhiều người lai vãng quanh khu vực này. Ðược biết sự việc diễn ra sau khi phía Công ty cao su Quảng Ngãi họp dân trong thôn rồi cho máy xúc đến các khu vực đồi trồng cao su đã được dọn sạch để đào lỗ chuẩn bị trồng mới cây cao su. Theo phản ảnh của người dân, họ bị mất quyền lợi từ việc công ty này lấy đất theo quyết định thu hồi của tỉnh bàn giao cho công ty để chuyển giao cây trồng. Theo đó, mỗi nhà dân có trên 3 mẫu đất nằm trong diện đất trồng cao su của công ty thì được công ty nhận một người làm công nhân với điều kiện người lao động phải còn trong độ tuổi lao động, dưới 3 mẫu thì không được. Những nhà dù có nhiều đất mà vượt quá tuổi lao động cũng không được nhận việc hay được hưởng quyền lợi gì. Công ty cũng tiết giảm luôn phần việc chăm sóc cây mà trước đây họ vẫn được nhận làm để hưởng công lao động trên chính mảnh đất của mình.
Mặt khác sau cơn bão số 9 vào năm ngoái, hàng loạt mẫu rừng trồng cao su đã đến thời cạo mủ thì bị sạt đổ, công ty sau đó đã tiến hành tự ý chặt cây lấy gỗ mà không thông báo gì với những người chăm sóc cây trước đó. Khi được hỏi tại sao Công ty cao su Quảng Ngãi đã tiến hành khai thác đất cách đây cả 8 năm mà bây giờ người dân mới cản trở, đòi quyền lợi về đất đai, một người dân trong thôn, cho biết do trước đây khi Công ty cao su về đặt vấn đề trồng cây, bà con thấy hợp lý, lại được công ty ký hợp đồng có thời hạn 7 năm, tỷ lệ ăn chia 4/6 nhưng đến nay đã 8 năm trôi qua, cây đã đến thì cạo mủ mà công ty không đả động gì đến điều khoản ký trong hợp đồng. Mới đây khi công ty có quyết định trồng lại cây mới trên diên tích cũ, quyền lợi của người dân lại bị bóp nghẹt hơn nữa dù họ chính là những người đã cấp đất cho công ty từ những ngày đầu. Chính vì thế hàng trăm người dân mới tập trung phản đối công ty trồng mới cây.(SBTN)