Lên tiếng thay cho người bắt buộc phải làm thinh: Ðại uý Nguyễn Hữu Cầu
Nguyễn Văn Lục
Tôi nhớ lại lời Blogger Mẹ Nấm viết: Nếu bạn không lên tiếng,ai sẽ nói thay cho bạn? Vâng, đúng thế. Tôi không nói, anh không nói, bạn không nói thì ai sẽ nói đây?
Và vì thế hôm nay, thưa đồng bào, thưa các bạn bè tôi, tôi lên tiếng thay cho một người tù mà 33 năm nay anh phạm một cáì tội là không chấp nhận đảng cầm quyền cộng sản: Ðại úy Nguyễn Hữu Cầu, môt đai úy của quân đội VNCH hiện nay đang còn trong ngục tù cộng sản.
Chúng ta may mắn hơn đại úy Nguyễn Hữu Cầu, lẽ nào chúng ta có thể dửng dưng không cứu anh? Ngoài anh Nguyễn Hữu Cầu, còn biết bao số phận bất hạnh khác như các quý anh Nguyễn Tuấn Nam, bị bắt tháng 12/1997, Danh Hướng bị bắt tháng 7/1997, Văn Ngọc Hiếu, bị bắt tháng 2/2000, Huỳnh Anh Tú, tháng 12/1999.
Và còn biết bao nhiêu anh em khác.
Trong danh sách mà chung tôi có được là 38 người mà án tù từ 10 năm đến 20 năm và hơn thế nữa.
Tất cả bọn họ nào có tội gì
Hồ Chí Minh từng lên án chế độ thực dân là họ xây nhà tù nhiều hơn trường học. Nhưng ở Việt Nam bây giờchỗ nào cũng là nhà tù, chỉ có sự khác biệt đó là nhà tù lớn hay nhà tu nhỏ.
Việt Nam là một Gulag lớn trong đó con người không có cơ may làm người.
Chúng ta ai cũng ít nhiều có đọc các cuốn tiểu thuyết nỏi tiếng một thời như The first Circle. Tầng đàu địa ngục của Thomas Whitney do Hải Triều dịch. Nhát là cuốn The Gulag Archipelago, đăng trên báo Sóng Thần do ngòi bút tài hoa của Ngọc Thứ Lang dịch.
Nhưng những nỗi khổ trong các cuốn chuyện ấy ta đọc vẫn chỉ là những nỗi khổ trên giấy, nhằm “giải trí” hơn là những nỗi khổ mà những người anh em của chúng ta từng ngày phải đối đầu.
Bút giấy nào tả cho xiết được?
Nghĩ tới đó, tôi không khỏi ngậm ngùi lien tưởng và nuối tiếc cho những cái chết bi hung đã nhân danh những lý tưởng tự do, công bình và hòa bình cho con người để đem thân mình !àm ngọn đuốc hy sinh!!!
Và giả dụ nay những con người lý tưởng ấy như Nhất Chi Mai, như một Quách Thị Trang còn có thể linh thiêng hiển hiện và thấy được hoàn cảnh Việt Nam giờ thì họ sẽ nghĩ gì, sẽ làm gì?
Thật vậy, theo tướng thuật của tờ Tin Sáng, “linh mục” Nguyễn Ngọc Lan đã phát biểu như sau tại chùa Từ Nghiêm về cái chết cao đẹp tuẫn tiết của chị Nhất Chi Mai nhân ngày giỗ mồng 8 tháng tư như sau:” Người thiếu nữ đã gục xuống trong thầm lặng và cô đơn. Nhưng ý nguyện hòa bình của Nhất Chi Mai đã vươn cánh bay cao. Mặc bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu trở ngại.. ý chí hòa bình vẫn đi tới.. tiến về miền quê, tiến về đô thị, lên rừng, xuống biển, nương cành gió, theo triều song, đi dần, đi mãi vào lòng người VN. Không súng ống, không đạn bom, không xe tăng, không tàu bay nào ngăn cản nổi . Bạo lực đã muốn chặn ngang cả tiếng nói cuối cùng của người đã” sống không thể nói, chết mới đươc ra lời”.
Ni sư trưởng Huỳnh Liên cũng đã không tiếc lời nhắc nhở: “Thừa tiếp tinh thần bất khuất của cả một dân tộc, suốt một phần tư thế kỷ đắm chìm trong chiến tranh, CHỊ đã đứng dạy thắp sáng ngọn đuốc tình thương soi đường cho chúng ta đi tới”.
Thật là hết lời.
Nhưng xin thưa với Ni sư trưởng, nhắn gửi qua mây ngàn với chị Nhất Chi Mai rằng..Nếu có thể được nhìn lại hoàn cảnh Việt Nam bây giờ- một hoàn cảnh băng hoại về đạo đức, một hố sâu giàu nghèo giữa thôn quê và thành thị, giữa giai tầng lãnh đạo và toàn thể người dân, giữa một nền kinh tế suy thoái do nợ nần và tham nhũng và một đất nước không có tương lai thì xin thưa thực với ni sư, trước đây ni sư đã bị lừa, Chị Nhất Chi Mai đã chết uổng tử vô ích.
Những câu nói chí tình ba tuần lễ trước khi chết của chị Nhất Chi Mai thay vì là sứ điệp nhắn laị cho thế hệ chúng tôi trước 1975 thì tốt hơn hết là dành cho thế hệ bây giờ?
“I offer my body as a torch/ to dissipate the dark/ to waken love among men/ to give peace to Viet Nam”
Tôi ước gì chị còn sống để chết một lần đem thân mình làm bó đuốc hy sinh để nhắc nhở và thức tỉnh bọn cầm quyền đương đại thi hay biết bao!!
Và cái chết lần này của chị quả thực không vô ích!!
Chúng tôi cũng làm sao có thể quên được một khuôn mặt tuổi trẻ khác cũng đem thân mình hy sinh cho đại cuộc thì nào được ích gì: Chị Quách Thị Trang.
Và đây là đôi dòng ghi lại về người con gái âý:
Ngày hôm qua
Vâng, cô nữ sinh sàigòn chúng ta
Trắng trong bạch tuyết
Ngây thơ Juliette
Xinh Lolita
Ðã bắt đầu biết yêu biết ghét
Cô lợm giọng mỗi lần xem sách báo
Những tuyên ngôn kiến nghị bịp lừa
Cô buồn nôn nghe nnhững bản tin thông cáo
Ðài phát thanh trâng tráo dối gian
Quách Thị Trang
Cô nữ sinh Sàigòn Việt Nam
Cô nhẫn nại..
Và hẹn cùng chúng bạn
Công trường Diên Hồng
25 tháng 8
Có mặt trong hàng ngũ biểu tình
Với thanh niên sinh viên học sinh..
Ðã xuống phố trong tay không tấc sắt
Cất tiếng thiên thần can đảm nói lên..
Sáu mươi giây
Một phút..
Trái tim Sàigòn- Việt Nam thổn thức
Của muôn đời sự thật thiêng liêng..
Ðoàng…
Phát súng dã man.
Cô nữ sinh ôm tim gục xuống..
Quách Thị Trang
Tiếng nói Sàigòn
Quách Thị Trang
Tiếng nói Việt Nam
[Trích tài liệu riêng của tạp chí Hành Trình, những bài chưa đăng]
Tất cả những con người ấy cuối cùng chỉ là viên gạch lót đường cho một xã hội không có bộ mặt người của hôm nay.
Chưa bao giờ đất nước Việt Nam bây giờ lại cần lại những con người như một Nhất Chi Mai, một Quách Thị Trang như thế.
Bởi vì trong tăm tối ngục tù cộng sản, chúng ta còn có những con người đang bì hành hạ, đang bị tra tấn, đang bị tù đầy.
Và nhất là đang bị bỏ quên.
Tên họ là Nguyễn Hữu Cầu, là Huỳnh Anh Tú, là Nguyẽn Ngọc Phương, là Trần Văn Ðức, là Lê Kim Hùng, là Huỳnh Anh Trí, là Trần Ðức Thạch, là Trần Huỳnh Duy Thức và vân vân.
Chúng tôi, những người Việt hải ngoại còn nghĩ đến quê hương đất nước Việt Nam, chúng tôi muốn lên tiếng thay cho những kẻ phải làm thinh ấy.
Những kẻ bị bịt mồm, bịt miệng. Không có tiếng nói.
Nhất Chi Mai đâu, sao chị không lên tiếng! Quách Thị Trang đâu, anh tìm em mãi không ra. Bây giờ, tất cả bọn họ ở đâu?
Phần chúng tôi thấy có bổn phận thiêng liêng phải cất cao tiếng nói phản kháng đến nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội.
Nhưng nỗi khổ đau của họ quá lớn. chúng tôi hầu như bất lực không bút mực nào tả cho xiết. Tôi đành mượn những dòng thơ của những người tù bất khuất từng nếm mùi lao tù cộng sản nói thay cho chúng tôi và nói thay cho những kẻ phải chịu làm thinh mà giờ này, họ đang âm thầm chịu đựng trong các nhà tù cộng sản từ Nam ra Bắc, từ trên rừng sâu, từ nơi đèo heo hút gió.
Họ đang chết dần trong sự quên lãng của đồng loại.
Và đãy là nhửng tiéng thét hờn căm nói thay cho họ.
Giữa chốn đồng lầy
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè !!
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve
Dạo khúc tưng bừng báo trước
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước.
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng
Phá cũi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh…[..]
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt
Vắt những giọt mồ hôi
Bịt tiếng người câm bặt..[…]
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ.
Phẫn nộ oằn lên, bao khổ
Không gian hỡi, hãy tan tành sụp đô
Cho thời gian đùng làm khổ con người
Cho đười ươi khỉ đột hết reo cười
Trong tối đen đầy đọa […]
Chúng tôi tuy chìm ngập giữa giữa bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã
Lũ quỷ yêu xuống tận đáy đồng lầy
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây…[…]
[Trích tập thơ Ðồng Lầy]
Và đây là đôi dòng thủ bút của tác giả Ðồng Lầy:
Thưa ông,
“Nhân danh hàng triệu nạn nhân vô tội của ché độ độc tài, đã ngã gục hay còn đang chịu đựng một cái chết dần mòn và đau đớn trong ngục tù cộng sản, tôi xin ông cho xuất bản những vần thơ này tại phần đất tự do của quý quốc.
Ðây là công trình làm việc trong suốt hai mươi năm trời của tôi.
Hầu hết những bài thơ này được sang tác vào những năm tôi bị tù đày.
Tôi nghĩ rằng không ai khác mà chính chúng tôi, những nạn nhân, có sứ mạng phải phơi bày cho thế giới thấy những nỗi thống khổ cùng cực không thể tưởng tượng nổi của dân tộc chúng tôi hiện đang còn bị áp bức và hành hạ một cách dã man không thương tiếc.
Qua cuộc đời tan nát của tôi chỉ còn lại một ước mơ .. Ðó là được nhìn thấy càng nhiều người ý thức rằng chù nghĩa cộng sản là một thảm họa to lớn của nhân loại.
[Bản dịch lá thư từ tiếng Pháp của tác giả Ðồng Lày]
Người viết bài này mong sao những người tù như Nguyễn Hữu Cầu và các bạn tù của anh không phải là những kẻ lữ hành cô độc, chết thầm lặng trong chốn lao tù.
Riêng những người Việt Nam ở Hải ngoại đã từng sống những năm tháng “ưu đãi” từ 1954-1975 ở miền Nam. Ðã từng ăn cơm gạo miền Nam, đã từng tranh đấu, đã đi biểu tình, đã đảo chánh, đã lật đô.. đã từng đi hành quân giệt giặc. Cũng đã từng thuyết pháp, đã hôị thảo, đã cầu nguyện và cũng có thể đã từng thụt két, đã đập phá, đã hành lạc và nay đang sống no đủ ở xứ người.
Xin hãy dành ra vài phút, xin hãy đoc và suy nghĩ nghĩ đến những người tù kiệt xuất mà chẳng may số phận còn đang bị lưu đày trên chính quê hương của mình.
Trước hết xin nghĩ đến người tù, Ðại uý Nguyễn Hữu Cầu.
Cali, ngày mồng bảy, tháng bảy, 2010
Nguyễn Văn Lục
{nl}{nl}
Posted on 10 Jul 2010
[
print ]
FreeVietNews