Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HOÀN CẢNH CÔNG NHÂN VIỆT NAM TẠI ÐẢO CYPRUS
Tin Cyprus - Năm nay nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam xuất cảng một số lao động nữ qua Cyprus, hay Cyprus, đảo quốc nằm phía đông Ðịa Trung Hải, nơi có hai cộng đồng người gốc Thổ Nhĩ Kỳ và gốc Hy Lạp sinh sống. Ðây là những người mới đến Cyprus khoảng hai ba tháng, qua trung gian của công ty môi giới xuất cảng lao động Việt Hà, đến làm việc tại mạn Bắc của đảo quốc này. Ngay từ đầu họ đã thấy công việc mà họ làm không đúng như hứa hẹn của công ty môi giới, tiền lương không đúng như mức thỏa thuận đã ký trong hợp đồng trước khi đi, rồi thì nhiều người bị chủ đối xử rất tệ, thậm chí bóc lột sức lao động của họ. Một người quê ở Hải Dương, cho biết để có thể đi Cyprus lao động, chỉ phải đóng cho môi giới 7000 đô-la, đổi lại lời hứa thu xếp cho chị qua làm việc trong lò bánh mì. Trước khi đi cô được hứa là sang Cyprus mức lương cơ bản là 12.5 triệu, đổi ra tiền euro là 400 euro, sang làm ở cửa hàng bánh mì. Cùng đi còn có một phụ nữ từ Hà Tĩnh. Tháng Tư năm 2010, khi sang đến phi trường thì phía đối tác lại xếp cho họ vào làm ở nhà hàng, bao gồm cả lau chùi nhà vệ sinh, lau nền nhà, rửa chén bát, lên đồi hái rau, cuốc đất trồng cây, rồi là bưng thức ăn cho khách. Cả hai đã nhiều lần gọi điện thoại yêu cầu can thiệp đổi chỗ làm cho đúng như hợp đồng đã ký kết. Họ nói hợp đồng đã ký sang làm nhà hàng chứ không phải cửa hiệu bánh mì, vì ở Cyprus không có cửa hiệu bánh mì. Giấy tờ tùy thân, passport thì công ty giữ hết. Mang tiếng làm nhà hàng nhưng cả hai cô suốt ngày ăn uống đói khát. Cả ngày chỉ ăn đúng một lần, toàn bánh mì với uống nước không thôi, chỉ có thứ Bảy, Chủ Nhật vất vả đấy thì họ mới cho tí thịt. Hai đưa suốt ngày khóc, hơn một tháng làm ở đây suốt ngày đói khát.
Theo qui định thì chủ sử dụng lao động phải giúp cô này chứng visa vì đã tới Cyprus đã làm việc trong một thời gian, thế nhưng chuyện này đã không xảy ra. Hai chị liên tục nêu thắc mắc, kẻ đòi về người đòi đổi chủ và yêu cầu chủ trả lương đúng theo hợp đồng. Hậu quả là cả hai bị đuổi ra khỏi tiệm. Bây giờ họ lang thang hôm chỗ này hôm chỗ khác, đi lau cửa kính, đi làm vất vả để kiếm sống qua ngày. Công ty Việt Hà thì nhất định không hoàn trả lệ phí 7000 đô-la đã đóng trước khi đi, thì họ quyết định ở lại để khiếu nại hầu có thể đòi được phần nào số tiền đã bỏ ra.
Trong khi đó người môi giới ở Cyprus lại nói ông ta đang nắm trong tay vé máy bay về Việt Nam của 2 người này, còn cảnh sát bản xứ đang đi tìm họ vì cả hai không chịu làm việc mà còn phá vỡ hợp đồng và bỏ trốn mất dạng. Người chồng của phụ nữ này ở Bắc Ninh cho hay số tiền 7000 mà vợ anh trả cho công ty Việt Hà là món tiền lớn đối với nhà nông. Anh kể anh đã nhiều lần đến công ty Việt Hà để khiếu nại, nhưng họ vô trách nhiệm và môi giới hai bên đều vô trách nhiệm. Trường hợp này cũng giống những trường hợp đã từng xảy ra cho công nhân Việt Nam ở Ðài Loan, có nghĩa là công ty môi giới ở Việt Nam lấy tiền của công nhân xong rồi thì họ phủi tay. Nói một cách khác là đem con bỏ chợ. Qua hai hoàn cảnh tương tự của hai nữ công nhân ở Nghệ An, cũng qua Cyprus nhờ trung gian của công ty cổ phần Việt Hà, còn có rất nhiều hoàn cảnh tương tự khác ở Cyprus. Báo chí đã liên lạc với công ty Việt Hà ở Việt Nam để hỏi thêm chi tiết nhưng cả số văn phòng lẫn số di động của hai người đều không có ai bắt máy.
1. Cho bơ, đường, sữa vào máy sinh tốt, xay mịn, thêm đá nhuyễn vào từ từ đến lúc sinh tố đặc lại. 2. Rót thức uống ra ly, trang trí hoa lan gắn trên miệng ly.