Tin Saigon - Như tin SB-TN đã loan, vào lúc 9 giờ sáng nay một cơn {nl}động đất 4.7 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi vùng biển Phan Thiết, {nl}tỉnh Bình Thuận, khiến nhiều nơi bị chấn động. Một số khu vực ở Saigon {nl}có thể cảm nhận được sự rung lắc. Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu, khu {nl}vực xảy ra động đất nằm ở đường nứt gần đảo Phú Quý, cách bờ biển {nl}khoảng 150 cây số. Vùng đứt gãy này thuộc ranh giới của Trung Côn Sơn, {nl}Trung Cửu Long. Vụ động đất đã khiến nhiều người lo lắng. Cơ quan chức {nl}năng phải tìm cách trấn an và cảnh báo rằng những hậu chấn tiếp theo có{nl} thể có, có thể không song sẽ không gây nguy hiểm gì đến cuộc sống của {nl}người dân. Giám đốc Trung tâm Ðộng đất và Cảnh báo Sóng thần thuộc Viện {nl}Vật lý Ðịa cầu cho rằng những rung động sáng nay xảy ra tại Saigon và {nl}Vũng Tàu khiến nhiều người dân hoảng sợ, nhưng thực sự thì đây là khu {nl}vực thường diễn ra các trận động đất, nên Saigon sẽ là khu vực thường {nl}xuyên diễn ra những chấn động ở mức độ cảm nhận được hoặc không, tùy {nl}thuộc vào độ mạnh của trận động đất đó. Hồi tháng 11 năm 2007, tại khu {nl}vực này cũng xảy ra một trận động đất mạnh 5.1 độ richter, gây rung {nl}động ở khu vực đất liền tại Vũng Tàu. Ðương sự nói với mức độ rung động{nl} cấp 4 thì không ảnh hưởng gì cả, tuy nhiên những người sống trên các {nl}tòa nhà cao tầng sẽ cảm thấy rung, lắc, chóng mặt.
Cho{nl} đến nay các cơ sở của nhà nước chưa thể cảnh báo về động đất, và Hà Nội{nl} biện minh rằng hiện trên thế giới, chưa hệ thống máy móc của quốc gia {nl}nào có khả năng cảnh báo trước các trận động đất, còn hệ thống máy móc {nl}của Viện Vật lý địa cầu đã được kết nối với thế giới và khi một trận {nl}động đất ở bất cứ nơi đâu diễn ra thì họ sẽ nhận được thông tin sau {nl}khoảng 5 phút về độ mạnh, thời gian, khu vực. Lần cuối khi xảy ra động {nl}đất tại Saigon, chính Giám đốc trung tâm Ðộng đất thú nhận là ông cũng {nl}chỉ biết tin về động đất sau khi đọc trên báo mà thôi.(SBTN)
{nl}{nl}