|
Tin{nl} tổng hợp - Dòng sông Mekong có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với các{nl} quốc gia mà nó chảy qua, trong đó có Việt Nam. Gần đây nhà cầm quyền {nl}Trung Cộng cho xây nhiều đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, {nl}không những làm thiệt hại về nguồn lợi thủy sản mà có nguy cơ làm mực {nl}nước sông Cửu Long cạn dần, đe dọa vùng đồng bằng Hậu giang là một vựa {nl}lúa nuôi sống cả nước và hàng năm xuất cảng một khối lượng gạo rất đáng{nl} kể. Kỹ sư Phạm Phan Long là một nhà khoa học và một trong những sánh {nl}lập viên của Viet Ecology Foundation, là người đã dành nhiều thì giờ {nl}nghiên cứu về sông Mekong và hôm 8 tháng 5 vừa qua, đã trả lời báo chí {nl}cho biết sông Mekong là dòng sông quốc tế dài 4800 cây số phát nguồn từ {nl}vùng Thanh Hải, Tây Tạng, chảy qua Trung Cộng, Miến Ðiện, Lào, Thái, {nl}Cam Bốt và Việt Nam ra Biển Ðông. Sông Mekong còn có ý nghĩa văn hóa và{nl} linh thiêng đối với cư dân lưu vực, là lợi tức, kế sinh nhai và nguồn {nl}sống còn của 70 triệu người đa số là nông ngư dân. Nguồn sống này vẫn {nl}có từ ngàn năm nhưng nay đang trên đà suy thoái, bị tàn phá nặng nề {nl}phần lớn bởi con người đã và đang khai thác vô trách nhiệm, thêm vào {nl}thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Gần đây{nl} hiện tượng nước tại Biển Hồ Campuchia cũng như tại sông Tiền, sông Hậu{nl} cạn dần, do mưa xuống ít nhưng lý do khắc nghiệt chính là vì Trung Cộng{nl} đã hãm nước tại thượng nguồn Mekong, nâng hồ Tiểu Loan chuẩn bị họat {nl}động năm 2011. Như vậy tác động do những nhà máy thủy điện Trung Cộng {nl}dường như trút xuống hoàn toàn trên dân cư lưu vực, so với giới đầu tư,{nl} kỹ nghệ và thành phố, nông ngư dân là thành phần đông nhất 80% nhưng {nl}ít được hưởng lợi nhất. An toàn thực phẩm kế sinh nhai và tài nguyên {nl}còn lại cho các thế hệ tương lai của họ đều là những điều bất khả nhân {nl}nhượng đã dần dần bị hy sinh mà không thể cứu vãn được.(SBTN)
{nl}{nl}