Tin tổng hợp - Trong chuyến công du một số nước Á Châu{nl} Thái Bình Dương, Phó chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã tới thăm Lào {nl}quốc trong mục đích củng cố, mở rộng sự hiện diện của Trung Cộng tại {nl}Lào, nơi Việt Nam đã và đang có ảnh hưởng mạnh mẽ. Lào là một trong {nl}những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, với dân số khoảng 7 triệu {nl}người, nước này do vị trí địa lý lại có vai trò quan trọng trong chính {nl}sách đối ngoại của Trung Cộng và Việt Nam. Từ lâu nay Việt Nam luôn luôn{nl} duy trì mối quan hệ đặc biệt và toàn diện với Lào. Song song với hợp {nl}tác chính trị, quốc phòng, an ninh, Hà Nội còn đẩy mạnh quan hệ kinh tế{nl} với Vạn Tượng. Theo đại sứ Lào tại Hà Nội, hai nước đề ra mục tiêu đưa{nl} tổng kim ngạch thương mại song phương đạt mức một tỷ đô-la trong năm {nl}nay và 2 tỷ đô-la vào năm 2015. Từ năm 2000 đến 2009, Việt Nam đã có {nl}207 dự án với tổng đầu tư hơn 2 tỷ đô-la và cho đến 2009, vẫn là nước {nl}đầu tư nhiều nhất tại quốc gia Vạn Tượng.
Ðể {nl}tranh giành ảnh hưởng với Việt Nam tại Lào, Trung Cộng dùng hai lá bài {nl}là hợp tác kinh tế và tăng cường quan hệ với thế hệ lãnh đạo trẻ của {nl}Lào. Theo ông Somneuk Davading, kinh tế gia phụ trách hồ sơ Lào tại {nl}Ngân Hàng Thế Giới, tổng giá trị trao đổi thương mại Trung-Lào trong {nl}năm 2009 lên tới 500 triệu đô-la. Xuất cảng quặng, sản phẩm nông nghiệp{nl} và gỗ của Lào sang Trung Cộng tăng mạnh. Nhiều hợp đồng lớn có thể sẽ {nl}được ký kết nhân chuyến viếng thăm của ông Tập Cận Bình. Chuyên gia Ian{nl} Storey thuộc Viện Nghiên cứu Ðông Nam Á ISEA tại Singapore, cho biết {nl}là Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến các dự án thủy điện và lập các đồn {nl}điền trồng cây cao su tại Lào để cung cấp nguyên liệu cho ngành công {nl}nghiệp xe hơi.
Bên cạnh đó Trung Cộng cũng bỏ ra{nl} khá nhiều tiền để cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông tại Lào, tạo {nl}thuận lợi cho việc xuất cảng hàng của Trung Cộng sang Thái Lan. Lào là {nl}thành viên của Hiệp Hội Ðông Nam Á, tổ chức này có kế hoạch tăng cường {nl}mạng lưới giao thông giữa các thành viên, kết nối với các tuyến giao {nl}thông của những nước láng giềng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh. Tham {nl}vọng này của ASEAN phù hợp với tính toán của Trung Cộng. Theo một nguồn{nl} tin đáng tin cập thì tháng tư vừa qua, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận hợp {nl}tác phát triển một hệ thống đường sắt cho Lào, đặc biệt trong bối cảnh {nl}là kể từ đầu năm nay, thỏa thuận tự do mậu dịch Trung Cộng-ASEAN bắt {nl}đầu có hiệu lực. Theo giới quan sát, sự hiện diện của Trung Cộng tại {nl}Lào ngày càng rõ nét và đông đảo, từ những nhà hàng nhỏ cho đến các dự {nl}án lớn như dự án khai thác mỏ vàng, đồng Sepon của công ty China {nl}Minmetals Corp. Tuy nhiên nếu đầu tư và hàng hóa Trung Cộng đổ vào Lào {nl}ngày càng nhiều thì khối lượng người Trung Cộng tới quốc gia này cũng {nl}rất lớn và đang trở thành một vấn đề gây tranh cãi tại Lào.
{nl} Trong khi đó quan hệ chính trị giữa hai nước lại rất tốt. Nếu như {nl}thế hệ lãnh đạo cũ trước đây tại Lào rất thân với Việt Nam, thì giờ {nl}đây, cùng với sức mạnh kinh tế của mình, Trung Cộng tìm mọi cách thắt {nl}chặt quan hệ với giới lãnh đạo trẻ, trưởng thành sau chiến tranh. {nl}Chuyên gia Storey nhận định mục đích không nói ra của Trung Cộng là tìm{nl} cách hất cẳng Việt Nam, còn Hà Nội thì ra sức ngăn cản để duy trì ảnh {nl}hưởng của mình. Ảnh hưởng của Trung Cộng tại Lào ngày càng gia tăng {nl}nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn là một người bạn và anh em có ảnh hưởng {nl}nhất. Tuy nhiên nhà ngoại giao này cho rằng Trung Cộng đang từng bước {nl}hiện diện khắp nơi trong khu vực châu Á, và Việt Nam, một nước có gần {nl}90 triệu dân, thì chỉ có thể trở thành đối trọng của Trung Cộng trong {nl}ngắn hạn tại Lào mà thôi.(SBTN) {nl}{nl}