Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
QUỐC TẾ CÔNG ÐOÀN CHỈ TRÍCH VIỆT NAM ÐÀN ÁP CÁC CÔNG ÐOÀN ÐỘC LẬP
{nl}
Tin Geneve - Hôm nay nhân hội nghị Tổ chức Lao động Quốc tế ở Genève, Liên đoàn Quốc tế Công đoàn ( CSI ) đã ra một báo cáo về tình hình thực hiện quyền công đoàn trên toàn thế giới trong năm 2009. Trong bản báo cáo này, Liên đoàn quốc tế công đoàn đặc biệt lên án việc có đến 101 nhà hoạt động công đoàn đã bị giết hại trong năm qua, tăng 30% chỉ trong một năm, phần lớn là ở châu Mỹ Latinh. Trong phần nói về Việt Nam, Liên đoàn quốc tế công đoàn lên án việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp các công đoàn độc lập. Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, người lao động không có quyền tự thành lập hoặc gia nhập một công đoàn không thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, tức là công đoàn chính thức, do Ðảng Cộng sản kiểm soát. Nhưng Tổng liên đoàn này ngày càng bị chỉ trích vì làm việc thiếu hiệu quả. Ở Việt Nam, các cuộc đình công thường do chính các nhóm người lao động phát động, ngay cả tại những nơi có đại diện công đoàn chính thức.
Nhà cầm quyền điạ phương và đại diện công đoàn chính thức thường đứng ra làm trung gian thương lượng giữa công nhân với ban giám đốc. Nhưng trong các cuộc thương lượng đó, Tổng liên đoàn lao động thường lo bảo vệ quyền lợi của chính quyền và công ty. Người lao động phải đình công tự phát bởi vì các thủ tục để tổ chức đình công theo đúng luật rất là phức tạp và bởi vì người lao động cho rằng đình công là phương cách duy nhất để buộc tôn trọng quyền lợi của họ, và đa số các công đoàn cơ sở không làm đúng chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Theo báo cáo của Liên đoàn quốc tế, trong năm 2009 số vụ đình công tự phát ở Việt Nam đã giảm 70% so với năm 2008, theo các tài liệu của nhà nước nhưng đó không phải là do điều kiện làm việc được cải thiện, mà là do nhiều người sợ bị mất việc, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Vào tháng 5 vừa qua, tổ chức Human Rights Watch cũng đã ra một báo cáo về việc đàn áp những người muốn thành lập các công đoàn độc lập ở Việt Nam.
Bản báo cáo nhắc lại là ở Việt Nam, từ năm 2006 có ít nhất tám nhà hoạt động công đoàn độc lập đã bị kết án tù, dựa trên những lời cáo buộc rất đáng ngờ về xâm hại an ninh quốc gia. Hai người đã được trả tự do là cô Trần Thị Lệ Hồng, một trong những người sáng lập Hiệp hội Ðoàn kết Công nông, được thả vào tháng 2 năm ngoái và ông Huỳnh Việt Lang, thành viên Ðảng Dân chủ Nhân dân, ra tù vào tháng 5 năm ngoái. Ít nhất 3 người hiện còn bị giam giữ tính đến hết năm 2009 là Ðoàn Văn Diên, cũng là một trong những người sáng lập Hiệp hội Ðoàn kết Công nông, Trần Quốc Hiền, phát ngôn viên của tổ chức này và luật sư Lê Thị Công Nhân. Lê Thị Công Nhân thì đã mãn hạn tù và hiện đang thi hành lệnh quản chế.(SBTN)