Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
HOA KỲ BÀY TỎ QUAN NGẠI VỀ VẤN ÐỀ BIỂN ÐÔNG TRONG LÚC NHIỀU VIÊN CHỨC THĂM VIẾNG VIỆT NAM
{nl}
Tin tổng hợp - Hai viên chức của Hoa Kỳ đang viếng thăm Việt Nam đã đồng thanh đề cập đến chuyện biển Ðông, trong khi Trung cộng đang tiếp tục gây áp lực lên các nước ASEAN về chủ đề này. Trong cùng một ngày hôm qua đã có hai cuộc họp báo của phụ tá Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách các vấn đề chính trị-quân sự Andrew Shapiro, và Tư lệnh Bộ chỉ huy Quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương Robert Willard. Hai ông cùng tới Việt Nam hôm Chủ nhật sau khi tham dự diễn đàn an ninh Ðối thoại Shangri-La 2010 tại Singapore. Tại diễn đàn này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã dành một phần quan trọng của bài phát biểu cho chủ đề biển đông, phản đối các hạn chế đi lại cũng như kinh doanh làm ăn với tàu bè và các công ty Hoa Kỳ tại khu vực còn đang có nhiều tranh chấp này. Phát biểu của ông Gates được đánh giá là phản ảnh quan ngại mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của Hoa Kỳ về biển Ðông. Trong buổi họp báo ngày hôm qua, Tư lệnh Thái Bình Dương Robert Willard khẳng định Mỹ phản đối bất kỳ nước nào dùng biện pháp phi hòa bình và không tuân thủ luật quốc tế ở Biển Ðông.
Vị Tư lệnh Thái Bình Dương nhấn mạnh biển Ðông tiếp tục là vấn đề lợi ích sống còn của Mỹ. Mỹ muốn bảo đảm với khu vực rằng an ninh hàng hải, hàng không đi qua Biển Ðông có vai trò quan trọng, đặc biệt là việc thông thương từ bắc eo biển Malacca đến Trung Cộng, Nam Hàn, Nhật Bản cũng như các nước khác trong khu vực. Hiện nay thương mại của Mỹ với các nước trong khu vực lên tới 1.3 ngàn tỷ đô-la một năm, trong đó việc vận chuyển chủ yếu thông qua đường hàng hải và hàng không có cắt ngang qua Biển Ðông. Dù không đứng về bên nào trong cuôc tranh chấp về chủ quyền, Mỹ cũng phản đối bất kỳ nước nào sử dụng các biện pháp phi hòa bình, không tuân thủ các công ước và luật pháp quốc tế tại Biển Ðông.
Tướng Willard khẳng định điều quan trọng là vấn đề Biển Ðông phải được giải quyết ở diễn đàn đa phương và ASEAN, cùng các định chế liên quan là dạng cơ chế như vậy, ông Willard nói. Vị Tư lệnh Thái Bình Dương cũng cho rằng bản thân Tuyên bố của các bên về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Ðông cũng ngầm ý hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Ðông. Ông nói thêm lực lượng quân sự Mỹ đã có mặt và hoạt động ở khu vực này qua nhiều thập kỷ, và nói Mỹ sẽ tiếp tục ở lại với các nước, với Việt Nam. Chưa bao giờ mối quan tâm của Mỹ tới khu vực lại lớn như bây giờ, ông Willard nói. Với biển Ðông mối quan tâm lớn nhất của Mỹ là quyền tự do hàng hải và sử dụng quốc tế đối với không gian chung ở biển Ðông, cũng như an toàn cho thương mại quốc tế. Lực lượng hải quân Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động trên biển và trên không ở khu vực Thái Bình Dương, ông Willard khẳng định. Liên quan đến việc sử dụng không gian biển, cách đây không lâu tàu Impeccable của Mỹ đã có va chạm với tàu Trung Cộng làm căng thẳng quan hệ song phương.
Ðể tránh nguy cơ tái diễn tình trạng căng thẳng giữa tàu Mỹ và Trung Quốc, Tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương cho hay Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều đối thoại về bảo đảm an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở đối thoại, tham vấn lẫn nhau. Hai nước đã đạt được thỏa thuận về việc tuân thủ Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 cũng như quy định về va chạm trên biển và trên không, nghị định thư về an toàn hàng không, trong đó quy định việc hai bên phải tuân thủ các khoảng cách an toàn giữa các tàu, máy bay ở khu vực biển. Mỹ luôn yêu cầu lực lượng của mình tuân thủ nghiêm luật pháp quốc tế và nền pháp quyền.
Về phần mình, ông Andrew Shapiro cũng nói sẽ mang chủ đề biển đông ra thảo luận với phía Việt Nam tại Ðối thoại chiến lược lần thứ ba về chính trị, an ninh và quốc phòng Việt Mỹ. Ông Shapiro là trưởng đoàn Hoa Kỳ tham gia cuộc họp thường niên diễn ra trong ngày hôm nay. Ông tuyên bố Hoa Kỳ muốn nghe quan điểm và đánh giá của Việt Nam về vấn đề Biển Ðông. Hoa Kỳ cho rằng đây là một vấn đề nhạy cảm. Các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam hiện đang giữ thái độ thận trọng khi nói về chủ đề này, vì sợ làm mất lòng quan thày Trung cộng. Sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam là Phùng Gia Thanh tại Singapore tuyên bố sẽ đưa vấn đề ra trước khối ASEAN, thì ngay lập tức Thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng lại hết lời ca tụng mối quan hệ 16 chữ vàng với quan thày Bắc Kinh.
Trung cộng đến nay vẫn giữ thái độ im lặng, nhưng giới phân tích khu vực nói là vì lý do khác. Tờ Bưu Ðiện Hoa Nam buổi sáng đặt tại Hong Kong cho hay Bắc Kinh đang gây áp lực với các nước ASEAN về việc không mang đề tài mà Trung cộng luôn coi là song phương này ra bàn hội nghị khối, hoặc thảo luận đa phương. Việt Nam hiện nắm giữ chức Chủ tịch ASEAN, nhưng chiếc ghế này sẽ chuyển sang Nam Dương vào năm tới. Báo Hong Kong trích nguồn tin ngoại giao nói Trung cộng đã bắt đầu áp lực lên Nam Dương về chủ đề biển đông. Hà Nội đang hy vọng sẽ đưa đề tài này ra bàn ở hội nghị Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng vào tháng 10 tới, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng nỗ lực của Cộng sản Việt Nam đang gặp cản trở ngay ở trong khối.
Ðồng minh lâu năm của Cộng sản Việt Nam là Cam Bốt đã ngưng ủng hộ Việt Nam về chủ đề biển đông tại các cuộc họp ASEAN, sau khi nhận những số tiền lớn viện trợ từ Trung cộng. Nếu thể theo nguyên tắc đồng thuận, thì chỉ cần một quốc gia thành viên không ủng hộ là nỗ lực đã bất thành. Nói tóm lại, Việt Nam đang đứng trước một sự kiện phải lựa chọn, nếu đi theo Bắc Kinh thì mất biển mất đảo mất đất mất dân, còn nếu đi theo Mỹ thì sẽ mất đảng. Chưa biết Hà Nội sẽ chọn bên nào.(SBTN)
Nem Chua Ninh Hòa Nem chua được mở ra từ xâu nem khoanh tròn có 10 cặp, mỗi cặp 2 chiếc được buộc chặt như đôi vợ chồng son quấn quít vào nhau. Món nem chua này nổi tìếng ở Ninh Hòa nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Dù ở bất cứ phương trời nào, hễ nhắc tới quê hương Ninh Hòa thì phải có nem chua Ninh Hòa đi theo.