|
Tin{nl} tổng hợp - Chỉ trong tháng này, ba bản báo cáo của các tổ chức quốc tế {nl} đã một lần nữa chỉ trích Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền, đặc biệt{nl} là quyền tự do ngôn luận. Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, {nl}trong bối cảnh chuẩn bị Ðại hội Ðảng đầu năm 2011, phe bảo thủ đã mở {nl}chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai. Trong {nl}bản báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới trong năm 2009{nl} công bố hôm nay, tổ chức Ân xá Quốc tế đã nhấn mạnh rằng tại Việt Nam {nl}quyền tự do ngôn luận tiếp tục bị kiểm soát chặt chẽ, cả trong báo in, {nl}phát thanh truyền hình, lẫn Internet. Bản báo cáo nhắc lại là từ tháng 5{nl} năm ngoái đã bắt đầu một đợt bắt bớ mới nhắm vào các luật sư độc lập, {nl}các blogger và các nhà hoạt động dân chủ chỉ trích chính phủ. Nhà cầm {nl}quyền khẳng định đã phá vỡ một âm mưu gây phương hại an ninh quốc gia {nl}có liên hệ đến 27 người. Họ bị truy tố chiếu theo điều khoản 27 bộ luật{nl} hình sự vì bị coi là có âm mưu lật đổ chế độ. Một trong số những người{nl} này đã bị tuyên án 5 năm rưỡi tù giam trong tháng 12 và trước cuối năm{nl} 2009, ít nhất 4 người khác đã bị giam chờ xét xử.
Ân{nl} Xá quốc tế đặc biệt nêu trường hợp của luật sư Lê Công Ðịnh không chỉ {nl}đã bị bắt mà còn bị rút giấy phép hành nghề. Do chỉ đề cập đến tình {nl}hình năm 2009, nên báo cáo của Ân xá Quốc tế không nói đến vụ xử Lê {nl}Công Ðịnh và ba người khác là Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Trần {nl}Huỳnh Duy Thức. Bốn người này đã bị tuyên án từ 5 đến 16 năm tù trong {nl}phiên xử sơ thẩm vào tháng giêng. Các bản án này đã được giữ nguyên {nl}trong phiên xử phúc thẩm ngày 11 tháng 5 vừa qua, trừ ông Lê Thăng Long{nl} được giảm từ 5 xuống còn 3 năm tù.
Trong bản {nl}báo cáo, Ân Xá quốc tế cũng nhắc lại là tính đến cuối năm ngoái, ít {nl}nhất 31 tù chính trị vẫn còn bị giam giữ ở Việt Nam, trong đó có hai sư {nl}Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Ðài và linh mục Nguyễn Văn Lý. Cô Lê Thị {nl}Công Nhân thì nay đã mãn hạn tù và đang thi hành án quản chế. Linh mục {nl}Nguyễn Văn Lý thì tạm thời được tự do để về Huế chữa bệnh. Ân xá Quốc {nl}tế còn đề cập đến vụ xử 9 nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội và Hải {nl}Phòng, trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Họ đã bị tuyên án từ 3 {nl}đến 6 năm tù với tội danh tuyên truyền chống Nhà nước. Về số phận các {nl}tù chính trị Việt Nam, trong bản báo cáo ra ngày 20 tháng 5 vừa qua, tổ{nl} chức Human Rights Watch đã từng bày tỏ mối quan ngại về trường hợp của{nl} ba nhà hoạt động trẻ bị bắt vào tháng 2 năm nay và bị biệt giam từ đó {nl}cho đến nay, đó là Ðoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Ðỗ Thị {nl}Minh Hạnh, chuyên hoạt động bảo vệ người lao động và dân oan. Theo {nl}Human Rights Watch, chính quyền Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp {nl}tra tấn tàn nhẫn để buộc ba thanh niên này nhận tội.
{nl}
Chỉ vài ngày sau, Human Rights Watch lại ra thêm một báo cáo mới {nl}đặc biệt đề cập đến những vụ tấn công vào các nhà bất đồng chính kiến {nl}trên mạng. Bản báo cáo đã liệt kê một danh sách rất dài những blogger, {nl}những nhà bất đồng chính kiến bị sách nhiễu, bắt bớ và giam cầm trong {nl}sáu tháng qua, từ vụ blogger Tạ Phong Tần bị câu lưu trong tám tiếng {nl}đồng hồ ngày 9 tháng 5, vụ nhà bất đồng chính kiến Hà Sĩ Phu bị cắt {nl}điện thoại và Internet từ ngày 8 tháng 5, cho đến những vụ đánh phá các{nl} trang mạng như Bauxite Việt Nam, Talawas. Về vấn đề tự do ngôn luận ở {nl}Việt Nam, trong danh sách 40 nhà lãnh đạo chống tự do báo chí do tổ {nl}chức Phóng viên không biên giới công bố nhân ngày tự do báo chí quốc tế {nl}vừa qua, có tên của tổng bí thư Ðảng Nông Ðức Mạnh. Tổ chức Phóng Viên {nl}Không Biên Giới nhận định rằng trong bối cảnh chuẩn bị Ðại hội Ðảng vào{nl} đầu năm 2011, ông Nông Ðức Mạnh đứng đầu phe bảo thủ trong đảng đã mở {nl}chiến dịch đàn áp giới nhà báo tự do, blogger, nhà văn ly khai.(SBTN)
{nl}{nl}