Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình, do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự Do và Đại Nghĩa Dân Tộc...
Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.
Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:
Dang Chi Binh
PO Box 255-571
Dorchester, MA. 02125, USA
Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
AMELIA: VỞ NHẠC KỊCH MỚI VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM
{nl} Tin Seattle - Ðã có nhiều bộ phim, kịch hát về cuộc chiến Việt Nam được trình chiếu tại Mỹ trong nhiều năm qua. Nhưng dường như, vấn còn nhiều điều phải nói về cuộc chiến và những trăn trở của người dân Mỹ, những người đã từng sống qua cuộc chiến. Ðó cũng là chủ đề của một vở nhạc kịch có tên gọi Amelia vừa được trình diễn tại nhà hát Opera Seattle từ ngày 8 tháng 5 đến 22 tháng 5 vừa qua. Ðây cũng là vở nhạc kịch đầu tiên có phần hát tiếng Việt được trình diễn tại một nhà hát opera danh tiếng ở Hoa Kỳ. Vở diễn đã thu hút được sự chú ý của những báo lớn tại Mỹ như New York Times, Seattle Times, CNN.
Trên sân khấu nhà hát opera Seattle là quang cảnh của một làng quê miền Bắc Việt nam những năm 1980 với những căn nhà đất nện mái ngói đỏ, những đống rơm đang phơi khô, xa xa là hình ảnh của cánh đồng lúa, những con trâu. Người ta cũng nhìn thấy xác của một chiếc máy bay Mỹ A-4 bị bắn rơi. Hai người đàn bà Mỹ cùng một thông dịch đến gặp một cặp vợ chồng nông dân trong làng là Trang và Huy để hỏi về tung tích của người chồng, người cha của họ là phi công Dodge đã bị mất tích trong thời gian chiến tranh Việt nam. Ðó chính là cảnh đầu của phần hát tiếng Việt trong vở diễn Amelia của đạo diễn Stephen Wadsworth và nhạc sĩ Daron Aric Hagen, điều khiển dàn nhạc Gerald Schwarz. Khán giả của nhà hát opera Seattle lần đầu tiên được xem một vở nhạc kịch có một đoạn được hát bằng tiếng Việt và bởi những diễn viên không phải người Việt.
Nhạc sĩ Daron Aric Hagen cho biết đây không phải là vở opera đầu tiên ở Mỹ nói đến Việt nam, nhưng là vở nhạc kịch đầu tiên tại Mỹ được trình diễn ở quy mô lớn, có phần hát tiếng Việt. Nhạc sĩ Hagen nói ông đã luôn muốn viết về Việt nam trong suốt 25 năm qua và vở diễn là cơ hội cho ông. Ðể tôn trọng các nhân vật Việt nam trong vở diễn, ông đã chọn một đoạn của vở hát bằng tiếng Việt. Karen Vương là một diễn viên trẻ 25 tuổi, đây là vai diễn đầu tiên của cô với nhà hát Opera Seattle. Ðây cũng là lần đầu tiên cô hát tiếng Việt. Nhạc kịch Amelia là một câu chuyện xúc động về một người phụ nữ Mỹ tên Amelia, đi tìm người cha đã mất tích của mình trong chiến tranh Việt nam. Máy bay của phi công Dodge là cha cô đã bị bắn rơi vào khoảng thời gian những năm 1960. Ông được một cặp vợ chồng người nông dân là Trang và Huy che dấu trong căn lều của họ, nhưng ngay sau đó, một viên chức địa phương và dân quân đã tìm đến và lôi Dodge đang bị thương ra ngoài để tra khảo xem phía bên kia định nhắm ném bom vào những địa điểm nào của miền Bắc. Dodge nhất định không nói. Viên chức địa phương đã dí súng vào đầu một em gái và bắn, sau đó bắn chết Dodge. Trước khi chết viên phi công cũng kịp đưa cho Trang và Huy tấm hình của con gái mình, và bức thư mà ông đã viết từ trước cho cô.
Hơn 20 năm sau, khi Amelia đã lập gia đình, cô mới nhận được thư liên lạc từ Trang và Huy. Nhưng khi cô đến làng, cô chỉ nhận lại một bức hình của mình mà cha cô để lại, còn bức thư thì Trang nói bà đã đốt vì vợ chồng bà rất căm giận, bởi vì em bé gái bị giết chính là con gái họ. Vở nhạc kịch đã để lại nhiều cảm nhận tốt đẹp từ phía khán giả về một tác phẩm nghệ thuật hay và mang đậm tính nhân bản.(SBTN)