Tin Hà Nội - Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung{nl} ương Khóa 10 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Việt Nam phải {nl}phấn đấu để trở thành quốc gia mạnh lên từ biển, giàu lên từ biển, {nl}trong đó kinh tế biển chiếm khoảng 53 đến 55% GDP và 55% kim ngạch xuất{nl} cảng của cả nước. Bản tin của hãng thông tấn Bernama trích lời Tổng {nl}cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho hay hiện nay tổng cục {nl}đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật tài nguyên và môi trường biển, {nl}phục vụ công tác quản lý việc khai thác, sử dụng biển và hải đảo, quy {nl}hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo, {nl}xây dựng đề án thương mại hóa các thông tin, dữ liệu biển đảo. Cũng {nl}theo nguồn tin này, việc sử dụng biển và hải đảo ở Việt Nam chiếm {nl}khoảng 48% tổng GDP của Việt Nam năm 2005, từ các ngành kinh tế biển {nl}như dầu khí, thủy sản, đóng tàu, du lịch và các dịch vụ kèm theo. {nl}
Tuy nhiên các chuyên gia nhấn mạnh rằng việc sử dụng {nl}biển, ven biển và hải đảo ở Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả do các {nl}hoạt động phát triển vùng ven biển thiếu quy hoạch, thiếu các kế hoạch {nl}đầu tư mang tính tổng thể, đặc biệt là trong bối cảnh tác động của biến{nl} đổi khí hậu và nước biển dâng. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam sẽ {nl}chủ tọa Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam lần thứ 2 từ ngày 1 đến ngày 8{nl} tháng 6, nhằm góp phần nâng cao nhận thức một cách toàn diện, sâu rộng{nl} trong xã hội về vai trò, vị trí chiến lược của biển và hải đảo Việt {nl}Nam. Tất cả việc này diễn ra trong bối cảnh Trung cộng đang tìm cách {nl}xâm lấn biển đảo Việt Nam, cấm không cho ngư dân Việt đánh cá ngay trên{nl} vùng biển chủ quyền của mình trong suốt 3 tháng hè, và đang âm mưu {nl}chiếm cả Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam mà Hà Nội không dám đối {nl}đầu.(SBTN)
{nl}{nl}