Tin Ðài Trung - Tình trạng những phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại {nl}quốc, nhất là tại Ðài Loan và Nam Hàn, đang tạo ra một thế hệ mới những{nl} đứa con hai giòng máu. Vấn đề được đặt ra là những trẻ này gần như {nl}không có những phương tiện để học hỏi về ngôn ngữ và nguồn cội của {nl}mình. Mới đây một trường tiểu học ở miền trung Ðài Loan vừa mở chương {nl}trình dạy tiếng Việt cho những trẻ em gốc Việt. Trường tiểu học Tacheng{nl} mở các lớp tiếng Việt cho hơn 30 học sinh kể từ học kỳ này. Ông Lin {nl}Tien-fu là giám đốc sở giáo dục tỉnh Changhua cho biết các em sẽ được {nl}học giao tiếp bằng tiếng Việt, nghe các câu chuyện cổ tích, học văn hóa {nl}và nghệ thuật dân gian, các câu hát ru và bài hát. Các em sẽ phải đến {nl}lớp này mỗi tuần một lần. Giới chức tỉnh hy vọng Tacheng sẽ trở thành {nl}hình mẫu cho các ngôi trường khác học tập. Vào cuối kỳ, các giáo sư sẽ {nl}xem xét kết quả và có những thay đổi cần thiết,
Theo{nl} ông Lin, Ðài Loan có khoảng 155,000 học sinh tiểu học và trung học {nl}sinh ra trong những gia đình có bố hoặc mẹ là người ngoại quốc. Trong số{nl} đó 31% các em có gốc gác Việt Nam là nhóm thiểu số lớn thứ nhì tại hòn{nl} đảo. Cơ quan giáo dục Ðài Loan cũng khuyến khích chính quyền các thành{nl} phố và tỉnh giúp mở các lớp tiếng mẹ đẻ để giúp các em hiểu về văn hóa{nl} nguồn cội của chúng để có thể thêm tự tin và dễ hòa nhập và xã hội Ðài{nl} Loan. Ðiều đáng nói ở đây là những tài liệu giáo khoa về tiếng Việt {nl}rất hiếm, và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang lợi dụng cơ hội này {nl}để đưa những sách giáo khoa nặng mùi tuyên truyền của chế độ đến những {nl}lớp học này, trong khi cộng đồng người Việt tại hải ngoại vẫn không {nl}biết và chưa làm được gì để giúp đỡ cho cả một thế hệ con lai ở Ðài {nl}Loan, Nam Hàn và những quốc gia trong vùng Ðông Nam Á.(SBTN) {nl}{nl}