Tin{nl} Ðài Trung - Theo báo China Post, hôm qua cơ quan phụ trách lao động {nl}thành phố Ðài Trung, miền trung Ðài Loan cho biết là đã đứng ra bảo vệ {nl}cho ba phụ nữ Việt Nam, hiện làm việc trong một nhà máy chế biến thực {nl}phẩm ở thành phố này. Các nạn nhân đã gọi điện thoại theo đường dây {nl}nóng 1955, tố cáo là bị chủ doanh nghiệp đối xử tàn tệ và xin được bảo {nl}vệ và giúp đỡ tìm việc khác. Ngay sau đó, một đoàn thanh tra đã xuống {nl}làm việc tại nhà máy chế biến thực phẩm Ðài Trung và phát hiện ra là ba{nl} phụ nữ Việt Nam nói trên đã bị ép buộc phải làm những công việc vượt {nl}quá nội dung ghi trong hợp đồng lao động, giấy tờ cùng thẻ cư trú và {nl}tiền làm thêm giờ bị chủ nhân giữ. Họ còn bị hạn chế tự do đi lại. {nl}
Theo các thanh tra Ðài Loan, những người lao động {nl}Việt Nam đã phải làm việc từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối. Mỗi người phải {nl}vận chuyển từ 70 đến 100 thùng rau quả muối, mỗi thùng nặng tới 45 ký. {nl}Bên cạnh đó, các phụ nữ Việt Nam này còn phải làm thêm việc như trồng {nl}rau, nuôi gà, trông trẻ, giặt ủi quần áo cho người nhà ông chủ. Ðề {nl}phòng những người lao động bỏ trốn, buổi tối ông chủ còn cho khóa cửa {nl}phòng ngủ của họ. Khi phái đoàn thanh tra lao động xuống nhà máy thì {nl}chủ doanh nghiệp vắng mặt, đang đi làm ăn tại Trung Cộng. Vợ của ông ta {nl}bác bỏ những lời tố cáo của các lao động Việt Nam. Cơ quan lao động Ðài{nl} Loan cho biết đã dàn xếp để cho cả ba phụ nữ Việt Nam đến ở tạm một {nl}nơi khác và đang tìm kiếm việc làm mới cho họ.
Ðồng{nl} thời các cơ quan chức năng mở điều tra xem những hành vi ngược đãi này {nl} có vi phạm luật lao động của Ðài Loan hay không, bởi vì cho đến nay {nl}luật lao động của Ðài Loan không có quy định nào liên quan đến những {nl}điều kiện làm việc của nhân công bản xứ cũng như ngoại quốc, nhất là {nl}trong lĩnh vực giúp việc gia đình. Chính báo chí Ðài Loan cũng tố cáo {nl}tình trạng thiếu vắng luật lệ này, dẫn đến việc bóc lột người lao động {nl}nước ngoài như những nô lệ.(SBTN) {nl}{nl}