Tin{nl} Quảng Ngãi - Ngư dân các tỉnh miền Trung Việt Nam quyết tâm sát cánh {nl}bên nhau để bám biển mưu sinh, bất chấp lệnh cấm đánh bắt cá vô lý của {nl}Trung Cộng, trên vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa từ ngày 16 tháng 5 đến{nl} mồng 1 tháng 8. Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết hiện {nl}nay có 50 tàu thuyền với 500 ngư dân Việt Nam đang đánh bắt cá tại vùng{nl} biển Hoàng Sa, 113 tàu thuyền với 2200 ngư dân đang hành nghề tại vùng{nl} biển Trường Sa. Theo các ngư dân Việt Nam thì nếu muốn bảo vệ nhau khi{nl} ra khơi phải vừa làm việc vừa canh chừng. Các tàu thuyền đang liên kết{nl} thông tin với nhau rất chặt chẽ. Khi xuất hiện điểm lạ trên biển, các {nl}tàu thuyền khẩn thông báo cho nhau để tất cả cùng tập trung sự chú ý {nl}phòng tránh.
Trong khi đó một bản tin cho biết {nl}một công ty thăm dò và khai thác dầu khí là công ty Neon Energy của Úc {nl}đang thăm dò địa chất ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi bất chấp những đe dọa {nl}của Trung cộng. Thông cáo của công ty Neon Energy cho biết bắt đầu từ {nl}ngày thứ ba vừa qua, việc thăm dò địa chất hai chiều được tiến hành ở {nl}lô 120 ngoài khơi Quảng Ngãi. Công tác thăm dò này do tàu khảo sát địa {nl}chất Aguilla Explorer kéo dây cáp dài 6 cây số thực hiện trong một {nl}chiều dài 2020 cây số. Các thông số nhận được sẽ bổ sung cho kho tư {nl}liệu địa chất mà công ty Neon đã có từ năm 1991.
Ðược{nl} biết đợt khảo sát địa chất được thực hiện với sự hỗ trợ của 4 tàu của {nl}hải quân Cộng sản Việt Nam và kéo dài trong 25 ngày hoặc ít hơn nếu điều{nl} kiện thời tiết cho phép. Giám đốc công ty này nói hợp đồng thăm dò địa{nl} chất là bước đầu quan trọng để xác định triển vọng dầu khí, tiến tới {nl}khoan dầu và khai thác trong tương lai. Neon Energy có trụ sở chính tại{nl} thành phố Perth, cũng đang thực hiện thăm dò tại lô 105 ở thềm lục địa{nl} phía bắc Việt Nam, vùng biển giữa Quảng Ngãi và Bình Ðịnh với diện {nl}tích gần 8500 cây số vuông, độ sâu từ 50 đến 1000 thước. Vào tháng 7 {nl}năm ngoái, Trung cộng xác nhận đã áp lực để công ty Exxon Mobil của Mỹ {nl}ngưng dự án với Việt Nam tại khu vực mà Bắc Kinh nói là thuộc chủ quyền{nl} của Trung cộng.
Trong khi đó phía Việt Nam {nl}khẳng định các dự án dầu khí của Việt Nam với nước ngoài là hoàn toàn {nl}thuộc chủ quyền của Việt Nam và phù hợp với công ước Luật biển của Liên{nl} Hiệp Quốc ký năm 1982, cũng như các thỏa thuận song phương và đa {nl}phương giữa Việt Nam và các đối tác. Việc khai thác dầu khí ngoài khơi {nl}lâu nay đã là chủ đề gay cấn trong quan hệ giữa các quốc gia cùng tuyên{nl} bố chủ quyền tại biển Ðông. Trung cộng là nước lớn nhất trong khu vực,{nl} cương quyết phản đối việc Việt Nam hợp tác làm ăn tại đây. Thông qua {nl}các tòa đại sứ tại ngoại quốc, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các công ty {nl}dầu khí quốc tế muốn cùng Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực biển {nl}đang tranh chấp. Vào tháng 6 năm 2007 dưới áp lực của Trung cộng, một {nl}công ty khác là tổ hợp dầu khí Anh quốc British Petroleum hay còn gọi {nl}tắt là BP, đã ngưng việc thăm dò khảo sát địa chất tại khu vực Nam Côn {nl}Sơn, giữa Trường Sa và bở biển Việt Nam. BP chính thức rút khỏi dự án {nl}thăm dò này vào tháng 3 năm 2009.(SBTN)
{nl}{nl}