Translate this page: English French German Spanish Vietnam

real story
  • HOME
  • Archives
  • NEWS
     » Commentaries
     » Tin The Gioi  
  •  CARTOONS
  •  CARTOONS in English
     » Hi Hoa
     » Luu Tru
  • AMIGAVLINK.com

  • 
    1 2 3 4 5
    6 7 8 9 10
    11 12 13 14 15
    16 17 18 19 20
    21 22 23 24 25
    26 27 28 29 30
    31 32 33 34 35
    36 37 38 39 40
    41 42 43 44 45
    46 47 48 49

    Thép Đen - Hồi ký của Đặng Chí Bình
    , do Trần Nam thực hiện. Thép Đen - Thiên Hồi Ký của một điện viên, một trong những chiến sĩ của bóng tối thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hoạt động tại miền Bắc và đã sa vào tay giặc. Thép Đen phơi bày tất cả những sự thật kinh khiếp vượt trí tưởng tượng của con người tại một vùng đất mịt mù hắc ám của loài quỷ dữ mà người viết như đã đội mồ sống dậy kể cho ta nghe những cơ cực lầm than của xã hội miền Bắc và cuộc đời tù đày bi thảm của những chiến sĩ vô danh của chúng ta, những người đã âm thầm chiến đấu và gục ngã vì lý tưởng Tự DoĐại Nghĩa Dân Tộc...

    Ở đây chỉ có tập I và II, từng được phát thanh trên đài phát thanh Quê Hương từ San Jose, California - Hoa Kỳ, trong chương trình đọc truyện do Trần Nam phụ trách.

    Thép Đen tập I và II do nhà xuất bản Đông Tiến phát hành từ năm 1987. Đến năm 1991, tác giả tự xuất bản tập III và đến năm 2005 thì hoàn tất tập IV. Quý vị có thể hỏi mua sách hay dĩa đọc truyện qua địa chỉ sau đây:

    Dang Chi Binh
    PO Box 255-571
    Dorchester, MA. 02125, USA

    Hoặc quý vị có thể liên lạc với tác giả qua email: dcbinh38@hotmail.com

    Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả và thính giả khắp nơi một bộ hồi ký có một không hai, của một trong những điệp viên hoạt động trong bóng tối, một chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

    Ðạo để làm gì?
     Lm Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm

    Miễn là đạo đừng ra khỏi nhà thờ, đừng đụng chạm gì đến chế độ độc tài, bất nhân, mặc cho xã hội hoàn toàn băng hoại, dân nghèo bị nghiền nát, trong khi một nhóm tư bản đỏ tự do tung hoành, mặc cho dân tộc ngày càng chui đầu vào vòng nô lệ giặc Tàu, nợ nần quốc gia cứ cao như núi, vì người đi vay biết chắc: người trả sẽ không phải là mình… {nl}
    Chuyện{nl} lạ đời chưa từng xảy ra
    {nl}
    Hình như cho đến nay, chưa hề có một cuộc lễ {nl}nào của Công Giáo, mà Ban Tổ Chức phải ra thông cáo thận trọng dặn dò {nl}các tín hữu đi tham dự thánh lễ : “đừng mang theo những gì không cần {nl}thiết”, như trường hợp lễ nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của Ðức{nl} Cha Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn ngày 07-05-2010 vừa qua. Nay thì Ban Tổ Chức{nl} có thể thở phào nhẹ nhõm, vì đã không có gì đáng tiếc xảy ra. Ta hãy {nl}thử xem có thể học được gì từ buổi lễ khác thường này.
    {nl}
    {nl}
    {nl}

    {nl}Chiên chứ không phải cừu
    {nl}
    Sở dĩ đã không có gì đáng tiếc xảy ra vì giáo {nl}dân Việt Nam vốn có tinh thần kỷ luật rất cao. Ngay cả lúc xảy ra những {nl}vụ dầu sôi lửa bỏng như Thái Hà hay Tam Toà, họ vẫn biết tự chế. Nhưng {nl}cái mới, cái lạ là ngày nay giáo dân, tuy là những con chiên, nhưng {nl}không còn chấp nhận là những con cừu, ai nói gì cũng nghe, ai bảo sao {nl}cũng được. Cứ đọc bao nhiêu bài viết trên mạng trong thời gian vừa qua {nl}thì thấy rõ. Những khi cần, và có dịp để bày tỏ ý kiến, giáo dân không {nl}còn sợ nữa. Và họ có dư thừa sáng kiến để bày tỏ nguyện vọng của mình, {nl}tình cảm của mình. Lễ nhậm chức Giám mục Phát Diệm của Ðức Cha Nguyễn {nl}Năng đã là một ví dụ. Nay đến lễ nhậm chức Phó Tổng Giám Mục Hà Nội của {nl}Ðức Cha Nhơn. Trước mặt tiền nhà thờ chính toà Hà Nội, ta thấy một biểu {nl}ngữ nền đỏ chữ vàng Hân hoan chào mừng Ðức Tân TGM Phó Phêrô.{nl} Biểu ngữ này chắc chắn là của Ban Tổ Chức. Nhưng tội nghiệp cho cái {nl}biểu ngữ đó : nó mới lẻ loi làm sao, đơn độc làm sao, giữa một rừng biểu{nl} ngữ nền vàng chữ đỏ:

    {nl}
    – Tôn vinh Ðức Tổng Giám {nl}Mục Ngô Quang Kiệt
    {nl}
    – Chúng con yêu mến Ðức {nl}Tổng Giu-se
    {nl}
    – Chúng con đồng hành với{nl} Ðức Tổng Giu-se
    {nl}
    Ðức Tổng Ngô Quang Kiệt mới là người {nl}chủ chăn đích thực
    {nl}
    – Ðức Cha {nl}Giu-se Ngô Quang Kiệt mãi mãi là Tổng Giám Mục của chúng con
    {nl}
    – Tinh thần Ngô Quang {nl}Kiệt bất diệt, v.v…

    {nl}
    Ðược biết là trước lễ nhậm chức này, đã có một {nl}thỉnh nguyện thư với trên 15.000 chữ ký (nếu có thời gian và điều kiện {nl}để gom chữ ký, chắc con số này sẽ tăng lên rất nhiều lần). Nội dung thư {nl}này là xin Ðức Giáo Hoàng đừng chấp nhận đơn xin từ chức của Ðức Cha Ngô{nl} Quang Kiệt, nhưng tiếp tục giữ ngài lại trong chức vụ Tổng Giám Mục Hà {nl}Nội. Nghe đâu có vị quan chức người Việt bên Vatican nghe biết sự việc, {nl}đã vội bắn tiếng: làm như thế là chống đối Toà Thánh ! Ðúng là {nl}trò nhát con nít, vì bày tỏ nguyện vọng và chống đối là hai việc khác {nl}nhau. Và những con người nặng óc giáo sĩ trị, thì chỉ muốn giáo dân mãi {nl}mãi là những trẻ vị thành niên, và rất sợ những tín hữu trưởng thành. {nl}Nhưng điều đáng ngạc nhiên, mà lại rất đáng mừng, là hôm nay giáo dân, {nl}rõ ràng nhất là tại Hà Nội, không chỉ biết vâng lời, nghĩa là tuân lệnh,{nl} nhưng còn biết đối thoại, biết bày tỏ ý kiến của mình, biết đề đạt {nl}nguyện vọng của mình.
    {nl}
     
    {nl}
    Trên bậc thang quyền bính, thì giám mục, đến {nl}linh mục, rồi mới đến giáo dân. Nhưng những gì ta chứng kiến trong cuộc {nl}lễ hôm nay cho ta hiểu tại sao Ðức Cha Lê Ðắc Trọng, về cuối đời, lại {nl}nhận định: giáo dân hơn linh mục, linh mục hơn giám mục. Giá mà nhận {nl}định này cũng là nhận định nếu không phải của mọi giám mục, thì cũng là {nl}một số nhiều nhiều, và nhận định đó được đưa ra sơm sớm trước khi gần {nl}nhắm mắt, thì phúc cho Giáo Hội biết chừng nào !
    {nl}
    Dấu ấn Ngô Quang Kiệt
    {nl}
    Câu hỏi đặt ra là do đâu mà Ðức Tổng Kiệt lại {nl}được giáo dân ngưỡng mộ, kính yêu đến như vậy. Ngài không thuộc hàng {nl}khoa bảng, bằng cấp cùng mình, không phải là người có tài hùng biện để {nl}thu hút, mê hoặc người nghe. Năm năm làm Tổng Giám Mục Hà Nội là thời {nl}gian quá ngắn để đáng được lưu danh bằng cách đặt tên mình cho một công {nl}trình kiến trúc như hội trường tại một Trung Tâm Mục Vụ.
    {nl}
     
    {nl}
    Thế nhưng cứ nhìn rừng biểu ngữ được giương {nl}cao, nhìn những tấm hình của ngài được các tín hữu ôm trước ngực một {nl}cách vừa kính cẩn, vừa trìu mến, ta có thể hiểu được dấu ấn Ðức Tổng {nl}Kiệt để lại trong óc, trong tim người giáo dân Hà Nội sâu đậm đến mức {nl}nào. Có lẽ tấm biểu ngữ “Tinh thần Ngô Quang Kiệt bất diệt” đã {nl}gói ghém mọi lý do của lòng cảm phục sâu sắc và yêu mến thiết tha mà {nl}giáo dân Hà Nội dành cho ngài. Tinh thần Ðức Tổng Kiệt được thể hiện qua{nl} cách ngài làm mục vụ: không quản ngại đến chia sẻ với người dân khi họ {nl}gặp khó khăn thử thách, chẳng hạn lúc xảy ra thiên tai, đến thăm viếng {nl}ủi an khi họ bị đập đánh, bị thương tật, mạnh dạn tuyên bố sẵn sàng thay{nl} thế cho ai vì nghe lời ngài kêu gọi cầu nguyện mà phải đi tù.
    {nl}
    Liều chết vì đoàn chiên
    {nl}
    Nhưng có lẽ quan trọng nhất là Ðức Tổng Kiệt đã{nl} dám đứng về phía người nghèo, người bị lường gạt, bị bóc lột, bị áp {nl}bức, để dõng dạc tuyên bố trước bạo quyền: “Tự do tôn giáo là quyền {nl}chứ không phải là ân huệ xin-cho”. Tìm ra được một gương mặt quả cảm{nl} trong hàng ngũ lãnh đạo hôm nay là chuyện quá hiếm. Ngài không ngoảnh {nl}mặt lên trời mà nói sảng, không dừng lại nơi những lý thuyết cao xa, {nl}những nguyên tắc trừu tượng. Khi mục tử bất chấp hiểm nguy cho tính {nl}mạng, can đảm đứng ra bênh vực đoàn chiên, thì lòng kính trọng và ưu ái {nl}được dành cho ngài chẳng có gì khó hiểu. Mục tử không phải là kẻ chăn {nl}thuê, chính Ðức Giê-su đã từng cảnh báo (Ga 10,12). Ðức Tổng Kiệt đã thể{nl} hiện lời giáo huấn của Chúa Giê-su : “Không có tình thương nào cao {nl}cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”{nl} (Ga 15,13). Nay ngài ra đi, nhưng tinh thần của ngài sẽ tồn tại mãi.
    {nl}
    Lời người ra đi
    {nl}
    Trong buổi lễ nhậm chức, Ðức Tổng Kiệt là người{nl} giới thiệu Tân Tổng Giám Mục Phó. Nghe giọng nói đĩnh đạc, đanh thép {nl}của Ðức Tổng Kiệt, ta không thể nghĩ đó là giọng nói của một người mệt {nl}mỏi vì mất ngủ triền miên. Lời giới thiệu của ngài ngắn gọn, nhưng đầy {nl}đủ những điều cần nói, và nói rất hay. Một áng văn tuyệt vời ! Quá {nl}nhiều thiệt thòi và quá nhiều đau khổ, đó là nhận định của ngài về {nl}Tổng Giáo Phận Hà Nội. Tuy là gốc Bắc, nhưng ngài sinh trưởng ở miền {nl}Nam. Ra làm giám mục Lạng Sơn, rồi về Hà Nội, ngài có điều kiện để so {nl}sánh xã hội và nhất là Giáo Hội ở hai miền Nam Bắc.
    {nl}
     
    {nl}
    Nếu hỏi : Quá nhiều thiệt thòi, quá nhiều {nl}đau khổ do đâu, thì câu trả lời là quá rõ : là vì miền Bắc hơn miền {nl}Nam 30 năm xã hội chủ nghĩa (từ 1945 đến 1975). Ðứa con trong gia đình {nl}chịu thua thiệt thì cha mẹ phải thương hơn, phải quan tâm chăm sóc hơn. {nl}Như thế nào ? Thì đây câu trả lời : “Từ nay ngài (Ðức Tân Tổng {nl}Giám Mục Phó) không chỉ đồng cảm hay đồng hành với anh chị em nhưng {nl}sẽ đồng sinh đồng tử với anh chị em, với giáo phận. Ðây không phải {nl}là một kiểu nói bóng bảy của một người làm văn, mà là xác tín sâu xa, {nl}hơn thế nữa là kinh nghiệm xương máu của người mục tử sắp phải chia tay {nl}với đoàn chiên, và cũng là một lời cầu chúc, một lời nhắn gửi, nếu không{nl} nói là một lời trối trăng cho người đến thay thế.
    {nl}
    “Chàng rể” mới
    {nl}
    Chiếc nhẫn của giám mục biểu trưng sự gắn bó {nl}keo sơn của giám mục với giáo phận của mình, cũng như chiếc nhẫn cưới {nl}của cô dâu hay chàng rể. Trong Thánh lễ nhậm chức ngày 7 tháng 5, trông {nl}dáng dấp “chàng rể” 72 tuổi, bước chân nặng nề, vẻ mặt căng thẳng, mắt {nl}nhìn xuống đất, ta không thấy được vẻ tự tin của người chủ đi về nhà {nl}mình. Ðọc bài chia sẻ của ngài, ta có cảm tưởng ngài đang đi dây: cố {nl}gắng thế nào cho khỏi ngã, khỏi té, một bài chia sẻ Lời Chúa mang tính {nl}kinh điển có thể áp dụng cho bất cứ dịp lễ nào. Trong hoàn cảnh khó khăn{nl} tế nhị hôm nay, ta không thể đòi hỏi ngài nhiều hơn nữa. Trước cũng như{nl} sau Thánh Lễ, nhìn ngài bước đi lầm lũi, trông thật cô đơn.
    {nl}
     
    {nl}
    Giá mà kỳ đại hội các giám mục tại Xuân Lộc {nl}tháng 10 năm 2008 mà các thành viên trong Hội Ðồng, đứng đầu là Ðức Cha {nl}Chủ Tịch, nghĩ đến giám mục cô đơn Ngô Quang Kiệt, thì ngày hôm nay, Ðức{nl} Tân Phó Tổng Giám Mục Hà Nội đã không phải cô đơn như thế. Nhưng dù sao{nl} thì sự cũng đã rồi !
    {nl}
    Người chịu lắng nghe để rút kinh nghiệm
    {nl}
    Bài diễn văn thứ ba của buổi lễ là của Ðức Cha {nl}Nguyễn Chí Linh, giám mục giáo phận Thanh Hoá, Phó Chủ Tịch HÐGM/VN. Bài{nl} của Ðức Cha Linh vừa tạo được sự ngạc nhiên và thích thú, vừa khơi lên {nl}niềm hy vọng giữa lúc bao người đang hồi hộp lo âu, băn khoăn tự hỏi: {nl}mai này, khi HÐGM/VN và ngay cả Toà Thánh Vatican đã mất nhiều uy tín, {nl}trong tình trạng yếu kém vì chia rẽ, lãnh đạo chịu khuất phục kẻ thù, {nl}liệu Giáo Hội sẽ đi về đâu ?
    {nl}
     
    {nl}
    Bài của Ðức Cha Linh không có vẻ gì là lên {nl}tiếng cũng như không lên tiếng. Ngài không né tránh, nhưng dám nhìn {nl}thẳng vào vấn đề. Ðức Cha đã quan tâm theo dõi thời cuộc, không coi {nl}thường truyền thông, biết lắng nghe cả những tiếng nói ngược chiều, {nl}không vội vàng kết án, nhưng nhìn nhận vai trò tích cực và thiện chí xây{nl} dựng ngay cả những người dám phê bình chỉ trích. Ngài nói : “Ðiểm {nl}tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện{nl} vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu {nl}sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện{nl} đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một {nl}giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng {nl}đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài {nl}học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa {nl}dạng, đa chiều và phức tạp hơn. Ðiểm tích cực thứ hai là dù khác {nl}biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một {nl}mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác {nl}nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm {nl}Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc{nl} biệt hơn : chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, {nl}chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn,{nl} nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh {nl}đệ trong đại gia đình Giáo Hội.” Bản thân tôi, và chắc nhiều người {nl}khác cũng vậy, nghe bài diễn văn này xong, cảm thấy phấn khởi.
    {nl}
     
    {nl}
    Nhưng rồi tôi lại tự hỏi: liệu Ðức Cha Phó Chủ {nl}Tịch HÐGM/VN có phản ánh quan điểm của HÐGM/VN vào thời điểm này sau khi{nl} đã rút tỉa kinh nghiệm từ nhiều bài học đắt giá, hay đây chỉ là quan {nl}điểm của cá nhân ngài ? Liệu suy nghĩ này sẽ tồn tại được bao lâu, có sẽ{nl} được thể hiện qua những việc làm cụ thể, hay rồi khi cuộc lễ đã tàn thì{nl} đâu lại vào đó ? Tâm trạng hoài nghi của tôi chẳng phải không có cơ sở,{nl} vì cách đây đúng một năm Ðức Cha Nguyễn Văn Khảm đã có một bài viết {nl}mang tựa đề “Quan điểm Công Giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước {nl}các vấn đề xã hội” trong đó có những lời khẳng định rất mạnh mẽ, tỷ {nl}dụ như : “Các vấn đề chính trị và xã hội liên quan đến khía cạnh đạo {nl}đức là trách nhiệm đặc thù của Giáo Hội, chẳng hạn chiến tranh, {nl}tham nhũng, phá thai, gian dối…”.
    {nl}
     
    {nl}
    Thế nhưng một năm đã trôi qua, bài viết của Ðức{nl} Cha Khảm chỉ nằm trên giấy.
    {nl}
     
    {nl}
    Trở lại với bài diễn văn của Ðức Cha Phó Chủ {nl}Tịch HÐGM/VN, ta chỉ có thể cầu mong cho thiện ý của ngài, cách nhìn, {nl}cách đánh giá tích cực của ngài thực sự phản ánh một thay đổi, tuy muộn {nl}màng, của hàng giáo phẩm Việt Nam đối với truyền thông, đối với công {nl}luận, để nhìn nhận vox populi, vox Dei, ý dân là ý Trời. Chỉ có {nl}vậy mới có thể mong rằng từ cuộc khủng hoảng trầm trọng hiện nay, Giáo {nl}Hội Việt Nam có thể vươn mình đứng dậy, khởi đầu bằng việc sám hối.
    {nl}
    Tin giờ chót
    {nl}
    Tôi viết bài này khi Ðức Tổng Kiệt đang trong {nl}máy bay rời khỏi Việt Nam. Là chứng nhân của Chúa Ki-tô, chứng nhân của {nl}sự thật, của công lý, cây tùng cây bách Ngô Quang Kiệt không chỉ bị đốn {nl}ngã, bị trốc gốc, mà còn phải bứng đi cho khỏi nước Việt Nam, cho khuất {nl}mắt nhà cầm quyền Hà Nội. Cây phải đốn vì cây bị bệnh, nhưng đó chỉ là {nl}cái cớ. Ðiều đáng nói là cây bị đốn cách hợp pháp, với phép lành của Toà{nl} Thánh Vatican, và ít nhất là với sự đồng tình của HÐGM/VN. Nhà cầm {nl}quyền Việt Nam có thể an lòng: từ nay sẽ không có giám mục nào đứng ra {nl}kêu gọi cầu nguyện như Ðức Tổng Kiệt nữa. Và có xảy ra điều gì thì cũng {nl}sẽ là chuyện địa phương thôi. Nguyên tắc đã có sẵn rồi.
    {nl}
    Kết luận
    {nl}
    Những diễn biến vừa qua cho thấy rằng: {nl}Chuyện bắt đạo kiểu xưa đã qua rồi. Ðức Tổng Kiệt rời Hà Nội để một vị {nl}khác đến, không đơn thuần chỉ là chuyện thay đổi nhân sự. Nay thì không {nl}ai “bắt đạo” đâu. Nhưng đạo muốn tồn tại thì phải “biết điều” ! Sẽ có {nl}những cuộc lễ linh đình trọng thể, với đầy đủ trống phách, với các tư tế{nl} mũ cao áo rộng, sẽ có những cơ sở hoành tráng nếu có tiền (nghe đâu {nl}Trung Tâm Hành Hương La Vang dự kiến tốn đến 25 triệu Mỹ Kim trên miền {nl}đất “chó ăn đá gà ăn sỏi”). Miễn là đạo đừng ra khỏi nhà thờ, đừng đụng {nl}chạm gì đến chế độ độc tài, bất nhân, mặc cho xã hội hoàn toàn băng {nl}hoại, dân nghèo bị nghiền nát, trong khi một nhóm tư bản đỏ tự do tung {nl}hoành, mặc cho dân tộc ngày càng chui đầu vào vòng nô lệ giặc Tàu, nợ {nl}nần quốc gia cứ cao như núi, vì người đi vay biết chắc: người trả sẽ {nl}không phải là mình… Trong một xã hội như thế mà người có đạo chỉ vòng {nl}tay ngậm miệng đứng nhìn, thì câu hỏi đặt ra là: đạo để làm gì ?

    Sài-gòn, ngày 13 tháng 05{nl} năm 2010
    {nl}Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
    {nl}
    {nl} pascaltinh@gmail.com

    {nl}{nl}
    Posted on 15 May 2010
    [ print ]


    FreeVietNews
  • GIỚI TRẺ Ở VIỆT NAM VẪN THIẾU NHIỀU TIN TỨC VỀ HOÀNG SA TRƯỜNG SA -- posted on 19 May 2010
  • Cồn Dầu: Khởi tố 6 giáo dân, đòn trả thù thâm độc của Nguyễn Bá Thanh -- posted on 18 May 2010
  • HÀ NỘI VẪN KÊU GỌI NGƯ DÂN ÐI ÐÁNH BẮT CÁ -- posted on 18 May 2010
  • NGƯ DÂN VẪN BÁM BIỂN SAU LỆNH CẤM ĐÁNH CÁ CỦA TRUNG CỘNG -- posted on 18 May 2010
  • TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG NGÀY CÀNG CĂNG THẲNG -- posted on 18 May 2010
  • VIỆT NAM CỨNG RẮN HƠN VỚI TRUNG CỘNG VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG -- posted on 18 May 2010
  • ANNIE NGUYỄN ĐƯỢC TẶNG GIẢI MILES D. MCCARTHY -- posted on 18 May 2010
  • MỘT SINH VIÊN VIỆT ĐOẠT GIẢI THƯỞNG J.F. KENNEDY TẠI BOSTON -- posted on 18 May 2010
  • MÔI TRƯỜNG BỊ ĐẦU ĐỘC VÌ LOẠN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI VIỆT NAM -- posted on 18 May 2010
  • TỪ 1 THÁNG 7 CẢ NƯỚC ÁP DỤNG MỨC HỌC PHÍ MỚI -- posted on 18 May 2010
  • BỆNH VỀ HÔ HẤP Ở SÀI GÒN TRONG MÙA NÓNG TĂNG CAO -- posted on 18 May 2010
  • ÐẠI GIA HOA HẬU VIỆT KIỀU BỊ NGHI THÂU TÓM CÔNG TY CỔ PHẦN TRÁI LUẬT -- posted on 18 May 2010
  • NGƯỜI DÂN MIỀN NAM KHỐN KHỔ VỚI NẮNG NÓNG TỚI 40 ĐỘ C -- posted on 18 May 2010
  • TƯỚNG CÔNG AN CỘNG SẢN VIỆT NAM KỂ CÔNG VỪA PHÁ SẬP 300 BÁO MẠNG -- posted on 18 May 2010
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC PHÒNG VỚI NAM DƯƠNG VÀ MÃ LAI -- posted on 18 May 2010
  • Cha Vũ Khởi Phụng: Giáo dân xôn xao vì có những điều bất thường về tuyển chọn người kế vị -- posted on 16 May 2010
  • Một vài cảm nhận ngày Cha ‘đi’ -- posted on 16 May 2010
  • NHIỀU TÀU LẠ ĐÁNH BẮT CÁ Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM -- posted on 16 May 2010
  • 12 NGƯ DÂN QUẢNG NGÃI ĐƯỢC TRUNG CỘNG THẢ VỀ SAU KHI CHẤP NHẬN NỘP TIỀN PHẠT -- posted on 16 May 2010
  • PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ SỰ KIỆN TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT TỪ CHỨC -- posted on 16 May 2010
  • TRỜI NẮNG NÓNG, CHÁY LIÊN TỤC Ở KHẮP NƠI -- posted on 16 May 2010
  • HÀ NỘI NGẬP TRONG CƠN MƯA LỚN NHẤT TỪ ĐẦU NĂM -- posted on 16 May 2010
  • Đạo để làm gì? -- posted on 15 May 2010
  • CỘNG SẢN VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG KHỦNG BỐ THÀNH VIÊN ĐẢNG VÌ DÂN -- posted on 15 May 2010
  • HÒA THƯỢNG QUẢNG ĐỘ GỬI THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN NĂM 2010 -- posted on 15 May 2010
  • BÁO CỘNG SẢN VIỆT NAM ỒN ÀO CA NGỢI THÀNH TÍCH CỦA ĐẢNG, THÁNH LỄ Ở HÀ NỘI VẮNG LẠ THƯỜNG -- posted on 15 May 2010
  • ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN ĐÀN ÔNG TẠI QUẢNG NGÃI -- posted on 15 May 2010
  • ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI MẶT NGUY CƠ LÂY DỊCH TẢ TỪ CAMPUCHIA -- posted on 15 May 2010
  • VIỆT NAM NẰM TRONG TRUNG TÂM SẢN XUẤT MA TÚY LỚN NHẤT THẾ GIỚI -- posted on 15 May 2010
  • TIN MỚI NHẤT VỀ BIẾN CỐ CỒN DẦU -- posted on 14 May 2010
  • NHÌN LẠI NHỮNG SỰ KIỆN LIÊN QUAN ĐẾN TỔNG GIÁM MỤC NGÔ QUANG KIỆT -- posted on 14 May 2010
  • VATICAN CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI GIÁM MỤC HAI GIÁO PHẬN Ở VIỆT NAM -- posted on 14 May 2010
  • HÀNG NGÀN NGƯỜI NGHÈO ĐƯỢC BÁC SĨ MỸ KHÁM CHỮA MIỄN PHÍ -- posted on 14 May 2010
  • DÂN BIỂU SANCHEZ KỶ NIỆM NGÀY NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM: HỨA VẬN ĐỘNG THÔNG QUA DỰ LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM -- posted on 14 May 2010
  • THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2554 của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ -- posted on 14 May 2010

  • line

    gia chanh

    Bò Lúc Lắc
    Vật liệu:

    1/2 ký lô (20 oz) filet-mignon, rib-eye-steak, flank-steak hoặc potter-house
    2 củ tỏi dể nguyên đập dập (nửa củ băm nát)
    1 muỗng càfe muối gạt ngang...




     HÍ HỌA
    Ai bắt đầu?
    (by Gary Varvel)


    Tiếc cái thời vàng son !
    (by Mike Luckovich)




    Translate this page: English French German Spanish Vietnam