{nl}
(Hiệu đính ngày 12.5.2010){nl} {nl}{nl} {nl}Hà{nl} Nội - Giáo Hội Việt Nam đang đương đầu với muôn vàn khó khăn: đòi hỏi {nl}công lý sự thật, đòi công bằng cho chủ quyền tải sản đất đai, đối đầu {nl}với công an dùng vũ lực gây thương tích cho giáo dân và thánh giá bị {nl}triệt hạ, v.v… Những ngày qua GHVN như bị đổ thêm dầu vào lửa qua tin {nl}giám mục Nguyễn Văn Nhơn được điều động về TGP Hà Nội với quyền kế vị {nl}phó TGM. Chủ quan lẫn khách quan mọi tầng lớp giáo dân đều quan tâm đến {nl}vận mệnh của TGM Ngô Quang Kiệt, một người rất được kính trọng, yêu mến {nl}và cũng là một vị mục tử can đảm đã đốt lên sáng ngời ngọn đuốc công lý {nl}để mọi người dõi theo. Giáo Hội Việt Nam thực sự đang lên cơn sốt vì TGM{nl} Ngô Quang Kiệt.
Ðỉnh cao của sự kiện đã tới với ngày lễ đón {nl}Tân Tổng Giám Mục Phó của Giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn {nl}vào sáng 7/05, khi Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ðức Cha {nl}Giuse Nguyễn Chí Linh xác nhận: "Không thể phủ nhận được rằng việc bổ {nl}nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người {nl}bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội{nl} đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là {nl}một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo {nl}phận Hà Nội."
Chúng ta tạm gác sự việc bổ nhiệm phó TGM Phêrô {nl}Nguyễn Văn Nhơn qua một bên và những ưu tư bức xúc của giáo dân, kể cả {nl}những chống đối công khai và ngấm ngầm oán trách, rồi đến việc thu thập {nl}hàng ngàn chữ ký gửi lên ÐTC Bênêđictô XVI.
Nơi{nl} đây chúng ta được phép tích cực nhìn lại hành động can đảm, lời nói {nl}tiên tri và gương sáng phục vụ của TGM Ngô Quang Kiệt tại thủ đô Hà Nội {nl}trong thời gian phục vụ vì đàn chiên của mình.
Gương phục vụ {nl}tha nhân vì Chạnh Lòng ThươngÐiển hình nhất qua cơn lụt thế {nl}kỷ vào cuối tháng 10 năm 2008. Các báo chí lề phải theo chủ nghĩa vô {nl}thần cộng sản đã phải thốt lên một danh gọi của Kinh Thánh: „Cơn lụt Ðại{nl} Hồng Thủy“. Ai ai cũng chạy lụt rồi thiếu ăn thiếu uống ngay trong nhà {nl}của mình. Người dân Hà thành còn nhớ quan to Phạm Quang Nghị đi tham {nl}quan trên bờ đê ở ngoại thành bằng xe xịn, đôi chân khô trong đôi giầy {nl}ngoại láng cóng không thấm một vấy bùn và đứng trên đê tay vung vít chỉ {nl}trỏ như là một anh hùng đang muốn điều nước thoát cho dân. Khi về đến {nl}nhà cao cửa rộng quan Nghị bèn dạy cho dân chạy lụt một bài học nhớ đời {nl}qua bài phỏng vấn của báo chí: “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở nên tôi {nl}thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa „ỷ lại“ nhà nước lắm. Cứ chờ {nl}trên về (nghĩa là quá ỷ lại vào ta, ông quan Nghị), chờ cung cấp cái {nl}này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm.” Tạm diễn nôm ra là{nl} bay bị lụt thì mặc bay đừng có than van với các quan. Nếu có trách là {nl}phải trách ông trời đổ mưa nhiều quá mà thôi.
|
Tin{nl} tức về lụt lội trên tivi trở nên rất tiết kiệm và hạn chế làm cho dân {nl}chúng không biết đường đâu để chạy lụt, đến nỗi một người dân phải phản {nl}ảnh trên báo: mấy cụ lãnh đạo nhà mình cứ thích bưng bít, đến khi không {nl}bưng bít được nữa mới thừa nhận lúc đó thì đã muộn rồi, chỉ khổ mỗi dân {nl}đen! Ông Phạm Quang Nghị không thể hiểu được người dân khổ sở vì lúc ấy {nl}“đi không nổi, lội không xong”. Có lẽ con số nạn nhân chết của lũ lụt {nl}tại Hà nội lên cao mới làm cho ông Nghị choáng váng mặt mày: Tính đến {nl}hết chiều 3/11, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 16 vụ tai nạn làm 20 người{nl} chết vì mưa lớn gồm: 7 người chết do bị nước cuốn (Ba Ðình 1 người; {nl}Ðống Ða 1 người; Từ Liêm 1 người; Hà Ðông 1 người; Mỹ Ðức 1 người; {nl}Chương Mỹ 1 người, Mê Linh 1 người (có 3 người chưa tìm thấy xác). Dân {nl}Hà thành thực sự hoảng hốt vì ra đường thì sợ, ở nhà thì… đói.
Lúc{nl} ấy đối với người mục tử Ngô Quang Kiệt hành động ra sao? Không dùng lời{nl} nói, chỉ bằng hành động của người mục tử vì đàn chiên bằng cách cụ thể {nl}nhất là xắn quần chống gậy lội nước đến nhà dân ủy lạo và chia sẻ nỗi {nl}khổ đau của họ. Một tấm gương phục vụ được các trang web công giáo đưa {nl}đi nhanh chóng bằng hình ảnh và (nực cười) sau đấy có người bắt chước {nl}ngay hành động xắn quần lội nước là ông Nguyễn Minh Triết. Tất nhiên ông{nl} được báo chí quảng cáo rầm rộ về lòng phục vụ nhân dân.
Nơi đây {nl}chúng ta không cần nhắc thêm đến các hoạt động mục vụ của TGM Ngô Quang {nl}Kiệt cho TGP Hà Nội, chỉ cần xem lại đoạn Video ngày lễ khai mạc Năm {nl}Thánh tại Sở Kiện với những lời giới thiệu quan khách mạch lạc, trang {nl}trọng và nhắc đến tên của từng vị khách Việt và ngoại quốc mà không cần {nl}đến một tờ giấy ghi chú thì có thể nhận ra được trí tuệ và cách làm việc{nl} khoa học của ngài. Gương mẫu dấn thân chính là nhân tố cơ bản bái ái {nl}phục vụ hết lòng của TGM Ngô Quang Kiệt vì ngài sống với khẩu hiệu giám {nl}mục “Chạnh Lòng Thương.“
Xóa bỏ cơ chế XIN-CHOCơ{nl} chế Xin-Cho đang là chiếc dây thòng lọng thắt cổ bước tiến của Việt Nam{nl} đồng thời cũng là chiếc cầu tham nhũng cho bọn tham quan ngoi lên sống {nl}đời trưởng giả và từ đó đánh mất phẩm chất của người quan chức. Mọi tầng{nl} lớp xã hội và tôn giáo đều nhìn ra con mọt ghê tợn quốc gia này. Ðiều {nl}ngạc nhiên hơn cả là từ nơi guồng máy chính quyền cấp trung ương đến địa{nl} phương đều „chuẩn bệnh“ rất chính xác ra “con đỉa hút máu“ người dân {nl}bằng hai chữ Xin-Cho.
- Thí dụ ngày 7/6/2007, Bộ Nội vụ, Ban chỉ {nl}đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức một hội thảo bàn về {nl}„cải cách hành chính Nhà nước“: Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương {nl}thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo {nl}hướng kiên quyết chuyển giao mạnh các chức năng, nội dung công việc {nl}không thuộc chức năng của hệ thống hành chính cho các tổ chức xã hội, tổ{nl} chức phi Chính phủ, dịch vụ công. Tập trung xóa bỏ triệt để hơn cơ chế {nl}"Xin-Cho" đối với các lĩnh vực, các cấp hành chính, cơ chế "chủ quản đối{nl} với doanh nghiệp Nhà nước".
- Tiếp theo, Bộ Tài nguyên và Môi {nl}trường đề xuất giải pháp theo hướng công khai, minh bạch việc khai thác {nl}tài nguyên khoáng sản tạo nguồn lực phát triển kinh tế đất nước một cách{nl} bền vững bằng cách xóa cơ chế “Xin-Cho” trong khai thác khoáng sản vào {nl}ngày 08/03/2010: Giải pháp để ngăn chặn, một mặt cần nâng cao thuế suất {nl}chính là để khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Ngoài {nl}ra, các nguồn tài nguyên khác cũng cần đánh thuế, chẳng hạn như tài {nl}nguyên nước mà lâu nay các công ty vẫn khai thác nước sạch để bán hoặc {nl}làm thuỷ điện không phải trả tiền. Mặt khác, phải thay đổi cung cách {nl}quản lý, cụ thể là dùng biện pháp kinh tế thay cho biện pháp hành chính {nl}đơn thuần, xóa tận gốc cơ chế "Xin-Cho" trong quản lý, khai thác tài {nl}nguyên khoáng sản.
|
-{nl} Ðặc biệt trong báo Hà Nội Mới, một cơ quan báo chí thù ghét TGM Ngô {nl}Quang Kiệt tận xương tủy vì ngài đã công khai đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho,{nl} nhưng tờ báo này đã có một bài báo tường thuật về „tệ nạn Xin-Cho“ của {nl}nền kinh tế và xã hội khi dẫn chứng lời nói của đại biểu Hoàng Văn Lợi {nl}(tỉnh Bắc Giang): „Chúng ta cần có cơ chế kiểm soát mức thu nhập của {nl}những người làm công, ăn lương, các công chức Nhà nước. Những tài sản mà{nl} họ có được nếu vượt quá mức thu nhập hằng ngày thì nhất thiết phải có {nl}sự giải trình. Bên cạnh đó, cần triệt để xóa bỏ tận gốc cơ chế Xin-Cho {nl}vì ông cho rằng, đây chính là mảnh đất màu mỡ cho tệ tham nhũng phát {nl}triển“.
Theo HNM vấn đề chống tham nhũng, lãng phí nếu thực hiện {nl}xóa sạch Xin-Cho thì tệ nạn này có thể sẽ được giảm bớt đáng kể. Ðó là {nl}cái nôi của tiêu cực trong lúc thi hành công vụ mà không luật lệ nào kềm{nl} chế được trong guồng máy của csVN. Quan to ăn theo quan to và bé ăn {nl}theo bé. Thêm một nhận xét đắng cay của đại biểu Lê Văn Cuông trước quốc{nl} hội: "Tình hình tham nhũng, lãng phí thời gian qua không những chưa {nl}được ngăn chặn, đẩy lùi mà có biểu hiện hoạt động ngày càng tinh vi, {nl}phức tạp. Nhiều vụ án trọng điểm tiến độ điều tra, truy tố, xét xử quá {nl}chậm và có biểu hiện "đầu voi đuôi chuột".
Từ việc Xin-Cho mới {nl}dẫn đến Vedan rồi lại tiếp theo việc phá hoại môi trường kinh hoàng của {nl}Tung Kuang xả chất thải xuống sông Cầu Ghẽ, từ tai nạn sập cầu Cần Thơ {nl}rồi lại đến Pháp Vân, mới đây nhất từ vài ngày qua lại xảy ra có thêm {nl}hiện tượng lún đường dẫn hầm Thủ Thiêm… Cho tất cả tai họa lớn lao đó từ{nl} con người làm ra chưa thấy một người chịu trách nhiệm chính (quan to {nl}nhất) thú tội trước toàn dân vì không làm tròn nhiệm vụ quản lý: họ đã {nl}dựa vào việc Xin-Cho để đưa đẩy cho nhau rồi cuối cùng kín đáo lẩn tránh{nl} trách nhiệm. Chúng ta còn nhớ đến câu nói để đời, tưởng chừng câu nói {nl}đùa thế kỷ của Nguyễn Tấn Dũng: “Hơn 3 năm nay tôi làm Thủ tướng tôi {nl}cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào.” Các quan to của ông Dũng có {nl}thể làm mọi thứ dẫn đến nguy hại cho quốc gia mà vẫn ngồi yên được trên {nl}ghế của mình, chỉ cần lãnh đạo chủ chốt dàn xếp nội bộ là xong.
Dân{nl} chúng không dám trực tiếp phản kháng cho câu nói đùa trên, nhưng những {nl}bình luận nhẹ nhàng chẳng khác nào một cú tát tai vào mặt thủ tướng, cụ {nl}thể một nhận xét chính xác nhất về hậu quả của việc Xin-Cho: “Chúng ta {nl}đang làm ra rất nhiều loại sản phẩm với sự tham lam và vô trách nhiệm. {nl}Ngay cả cái gọi là “sản phẩm người” như xã hội lên tiếng cũng được làm {nl}ra với một “công nghệ” sai và một thái độ thiếu trách nhiệm. Vì thế mà {nl}chúng ta đã cười ra nước mắt khi có những học sinh lớp 6 mà đọc chưa {nl}thông viết chưa thạo. Rồi hàng trăm, hàng ngàn bằng Thạc sỹ, Tiến sỹ {nl}không rởm vì chữ ký thật và dấu son thật nhưng người được cấp bằng có {nl}một kiến thức rởm. Nhưng điều quái lạ nhất là khi những người có trách {nl}nhiệm bắt buộc phải thừa nhận sự thật mà xã hội lên tiếng nhưng lại gọi {nl}đó là chuyện “bình thường” hoặc đổ lỗi cho những nguyên nhân bi hài và {nl}ngây ngô.”
|
Sự{nl} thật bi hài này đã xảy ra khi được nhắc lại trước UBND Thành Phố Hà Nội{nl} vào ngày 20/9/2008 về “Cơ chế Xin–Cho” qua lời phát biểu chân thành của{nl} TGM Ngô Quang Kiệt: “… Chúng ta phải công nhận trong những năm gần đây {nl}có nhiều điều kiện, thế tuy nhiên khi như thế, khi nói tạo điều kiện vẫn{nl} còn mang cái tâm lý xin cho: tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh {nl}đó.”
Thế là CSVN gán cho TGM Ngô Quang Kiệt tội phản động, xúi {nl}giục các vụ phản kháng, coi thường luật pháp, gây rối trật tự xã hội, {nl}phản bội tổ quốc, …
Nếu nhà cầm quyền csVN đã nhìn nhận ra thảm {nl}trạng tiêu cực của cơ chế Xin-Cho trong mọi hoạt động từ giáo dục, y tế,{nl} công nghiệp, nông nghiệp, xây dưng, môi trường, đất đai, v.v… thì việc {nl}“tôn giáo” đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho cũng là một điều tất nhiên và cần {nl}thiết để các tín đồ tôn giáo được tự do hành đạo và phát triển đạo mình.
TGM{nl} Ngô Quang Kiệt đã can đảm cất tiếng nói lời chân thành của toàn dân nói{nl} chung và của các tôn giáo nói riêng. Lời nói này hoàn toàn đúng sự thật{nl} để đưa ánh sáng rọi vào một guồng máy chính quyền đầy dối trá và bao {nl}che cho nhau.
Sự thật hiển nhiên nhận ra rằng các vị đại biểu {nl}quốc hội hoặc các báo chí đã loan tin chống lại cơ chế Xin-Cho nhưng {nl}không đủ can đảm có một lời bênh vực cho ý tưởng tốt của TGM Ngô Quang {nl}Kiệt, cho dù người dân đã nghe một lời thú tội rành rành từ miệng Phó Bí{nl} thư Thành ủy Sàigòn, bà Phạm Phương Thảo: “Không ít cán bộ còn lạnh {nl}nhạt với dân hoặc ngộ nhận quyền lực, hành xử với dân theo kiểu {nl}Xin-Cho”.
Có{nl} lẽ, đối với csVN việc đòi xóa bỏ cơ chế Xin-Cho đang là tác phẩm rất {nl}‘độc quyền’ của TGM Ngô Quang Kiệt? Ngài đang đơn độc trên cuộc hành {nl}trình gian truân này, mặc dù hằng triệu người dân VN, cả giới trí thức {nl}lẫn người dân quê, từ thành thị đến thôn quê, từ tôn giáo giáo nhỏ đến {nl}tôn giáo lớn và ngay cả nhiều người đảng viên đều nhất quán phải diệt {nl}trừ tận gốc con đỉa hút máu Xin Cho. Thế đấy, TGM Ngô Quang Kiệt vẫn độc{nl} hành lặng lẽ như chẳng bao giờ có người bạn đồng hành bên cạnh.
Xấu{nl} hổ và nhục nhã vì đất nước nhiều tham quan mất phẩm chấtCuộc{nl} thương khó của TGM Ngô Quang Kiệt đã được bắt đầu vào ngày 20/9/2008 {nl}tại UBND Thành Phố Hà Nội khi nói ra nguyện vọng chính đáng của một {nl}người yêu quê hương cũng như lo lắng cho vận mệnh tổ quốc, có lẽ từ một {nl}tấm lòng yêu nước nồng nàn hơn bao nhiêu người khác đang có mặt trong {nl}buỗi họp vẫn vỗ ngực tự xưng mình là đảng là dân tộc: “Chúng tôi đi nước{nl} ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt {nl}Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn {nl}đất nước mình mạnh lên” và tiếp theo với một tinh thần dân tộc vững {nl}vàng: “Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, {nl}và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta {nl}mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.
Những tên “sản phẩm {nl}người”, bắt đầu từ Nguyễn Thế Thảo trở nên mất tính người, mất lý trí {nl}rồi sau đó trơ tráo lôi kéo đồng bọn gồm toàn đảng csVN lẫn truyền {nl}thanh, truyền hình, báo chí, từ người lớn đến giới nhi đồng tham gia {nl}đánh hội đồng Ðức TGM Ngô Quang Kiệt cho những lời chân thành đã bị csVN{nl} cắt xén với chủ ý gian lận về sự “nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt {nl}Nam”
Người dân Việt Nam chẳng cần đi đâu xa, ngay tại thủ đô Hà {nl}Nội cũng nhan nhản thấy được các tệ nạn làm cho xấu hổ đến quốc thể. Báo{nl} Dân Trí vào cuối tháng 3/2010 đưa tin về tệ nạn hàng rong tại Hà Nội {nl}quấy rối trầm trọng du khách nước ngoài. Báo tường thuật một nhóm phụ nữ{nl} khoảng 8 người với bình phong là những người làm nghề gồng gánh, buôn {nl}bán trên phố, họ trắng trợn ép du khách để lấy tiền bằng các thủ đoạn: {nl}ấn quang gánh vào vai du khách, ép chụp ảnh rồi đòi tiền “bo”, chèo kéo {nl}khách mua hàng giá cao...
Qua{nl} bài tường thuật này đã diễn tả chính xác tâm trạng xấu hổ của TGM Ngô {nl}Quang Kiệt vì đất nước khi bài báo viết: Nối tiếp nỗi bất bình của độc {nl}giả bốn phương về hình ảnh những “nữ quái” chuyên bắt chẹt du khách ở Bờ{nl} Hồ, hàng trăm phản hồi của bạn đọc lại được gửi tới Dân Trí, thể hiện {nl}“nỗi thất vọng, xấu hổ” của người Việt Nam với những bạn bè quốc tế.
Một{nl} vài phản ánh cụ thể từ độc giả tại Hà thành về tệ trạng hàng rong này, {nl}nơi ông Nguyễn Thế Thảo chịu trách nhiệm chính trong UBND thành phố:
-{nl} Bạn đọc Nguyen Thi Hanh: Tôi là một người dân sống ở khu vực này nên {nl}phải chứng kiến hình ảnh này hàng ngày. Bài báo đã phản ánh đúng nhưng {nl}vẫn chưa đủ các mánh lới của nhóm “nữ quái” này. Ngoài chèo kéo, bắt {nl}chẹt, tráo tiền, móc túi, trộm cắp của khách nước ngoài, bọn chúng còn {nl}ngang nhiên quây khách lại, dọa nạt khách và cướp tiền luôn. Ðáng xấu hổ{nl} hơn, sau mỗi lần cướp được tiền của du khách, bọn chúng còn trắng trợn {nl}khoe nhau ngay tại chỗ như đang khoe một thành tích. Mỗi lần chứng kiến {nl}cảnh này, quả thật tôi thấy nhục nhã. Tôi cũng đã từng phản ánh hiện {nl}tượng này tới công an khu vực nhưng “không hiểu sao” họ cứ làm ngơ.
-{nl} Bạn đọc Lê Thu Hoài: Thật là xấu hổ cho người dân Việt Nam. Một hành {nl}động thiếu văn hóa diễn ra giữa Thủ Ðô khi chúng ta chuẩn bị kỉ niệm {nl}1.000 năm. Mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để ngăn chặn tình {nl}trạng trên. Vì sắp tới nhiều du khách khắp nơi đổ về Trung tâm Thủ Ðô để{nl} dự lễ kỉ niệm. Tôi mong sớm chấm dứt những hình ảnh xấu này.
- {nl}Bạn đọc Ha Hue: Chúng tôi luôn coi Hà nội là niềm từ hào của đất nước. {nl}Ðể xảy ra những hành động như vậy ở giữa trung tâm thủ đô là có tội với {nl}nhân dân. Vai trò của chính quyền, của các lực lượng chúc năng ở đâu? {nl}Chắc họ không thể không biết. Còn nếu biết mà vẫn để xảy ra thì…
-{nl} Bạn đọc Tran Nhan: Thật không thể chấp nhận được những hành động như {nl}thế. Các cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc để ngăn chăn, cứu {nl}lấy hình ảnh nước Việt Nam trong con mắt người nước ngoài.
- Bạn {nl}đọc Dinh Gai: Không chỉ chứng kiến, tôi có một số người bạn, sau khi {nl}thăm nước ta, họ đã chia sẻ những cảm giác sợ hãi. Một người bạn tôi nói{nl} giống như họ phải sống với người hoang sơ. Chẳng phải chỉ những chuyện {nl}ngoài đường mà cả trong quán ăn, phương tiện di chuyển, trường học. Thật{nl} là xấu hổ!
- Bạn đọc Nguyen Quang: Chỉ có thể nói là quá xấu {nl}hổ, sốc và ghê tởm. Nó nói lên rằng văn hóa, đạo đức của một bộ phận {nl}không nhỏ người Việt Nam không chỉ tụt hậu mà còn đi lùi lại so với bạn {nl}bè thế giới. Chính quyền đã rất thiếu trách nhiệm! Nếu đặt mình vào vị {nl}trí những vị khách du lịch thì không thể tưởng tượng nổi, không những {nl}mất tiền mà còn bị ám ảnh.
- Bạn đọc Nguyễn Tuấn Anh: Một thủ đô {nl}Văn hóa - Du lịch - Chính trị của cả nước tại sao lại có những hành {nl}động, cách cư xử thiếu văn hóa như vậy. Phải chăng đó là sự thờ ơ của xã{nl} hội, thờ ơ của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu những hành vi thiếu văn {nl}hoá, ý thức xây dựng như vậy tiếp tục sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ {nl}đẹp của Văn Hóa thân thiện, mến khách không chỉ của thủ đô mà còn là của{nl} cả một dân tộc.
- Bạn đọc Khuat Van Mau: Về cảm nhận của cá {nl}nhân, tôi cảm thấy rất buổn và xấu hổ vì điều đó và những việc tương tự {nl}vẫn xảy ra, không chỉ với người nước ngoài mà cả với người mình. Ðối với{nl} người nước ngoài làm xấu đi một hình ảnh Việt Nam.
- Bạn đọc {nl}Tuan Nguyen: Là một sinh viên Việt Nam đang sống và học tập tại Nga tôi {nl}thấy thật sự thất vọng về thái độ cũng như nhân cách của những người đó.{nl} Bao nhiêu nỗ lực của người VN ở nước ngoài quảng bá cho VN đã trở thành{nl} con số 0 do những hành vi vô văn hóa của những người này. Nếu xét khách{nl} quan thì nguyên nhân là do những cá nhân đó, nhưng theo tôi lỗi thực sự{nl} là ở các cơ quan chức năng thiếu năng lực, người dân không được đào tạo{nl} về nhận thức một cách đầy đủ. Trong báo Dân Trí đếm được {nl}tất cả 20 phản hồi mà đã có 9 phản hồi của độc giả bày tỏ sự xấu hổ và {nl}nhục nhã trước bạn bè thế giới về một sự kiện rất nhỏ trong cuộc sống {nl}người dân Hà thành.
Xa hơn nữa chúng ta theo dõi tin tức của {nl}người Việt sống tại Nga trong bài lược dịch của VietnamNet với tựa đề: {nl}Hình ảnh lao động Việt trong mắt người Nga? Bài báo tiếng Nga này được {nl}truyền đi cho công luận tại Liên Bang Nga. Là người Việt Nam, ai chẳng {nl}xấu hổ và nhục nhã khi phải đọc một đoạn sau nói về những người đang cầm{nl} hộ chiếu Việt Nam trên tay:
“Nhân công Việt Nam nhìn chung {nl}tuy rẻ, nhưng không thật hấp dẫn với các doanh nghiệp Nga nào làm ăn {nl}chăm chỉ, đúng luật. Người Việt trong mắt người Nga chăm chỉ nhưng hay {nl}ăn bớt thao tác của quy trình công nghệ (khuất mắt trông coi), khéo léo {nl}nhưng tay nghề không cao do dễ thoả mãn với mình (chưa thành tài đã {nl}thành tật), có ý thức đoàn kết lẫn với tính cục bộ, địa phương nặng nề, {nl}thường ra bộ thẳng thắn nhưng nói năng mập mờ, ấm ớ (темнить), trọng lễ {nl}nghĩa nhưng khá tùy tiện trong công việc, và cả trong đời sống, khi ra {nl}nước ngoài có xu hướng sống buông thả hơn, thông minh nhưng tư duy thiếu{nl} mạch lạc, vừa tằn tiện vừa hoang phí do tâm lý tiểu nông, và do hổng {nl}kiến thức cơ bản … Mê tín, hay đốt hương, vàng mã dễ gây hoả hoạn. Người{nl} Nga cho rằng người Việt hiện vẫn thuộc về văn hoá “cầu ao”, vẫn hay {nl}khạc nhổ, hay tiểu tiện bậy... Các công ty cung ứng lao động Việt Nam {nl}thường chỉ chạy thích mở rộng thị phần, không chú ý đến thương hiệu, làm{nl} dịch vụ một chiều, thậm chí lấy tiền xong là “đem con bỏ chợ”.” Tiếp{nl} tục dựa theo ý của TGM Ngô Quang Kiệt chúng ta có thể nói thêm về nỗi {nl}xấu hổ nhục nhã cho hợp với hoàn cảnh hiện tại:
- Xấu hổ nhục nhã{nl} vì không dám chỉ mặt gọi đích danh „kẻ lạ“.
- Xấu hổ nhục nhã vì{nl} không bảo vệ được ngư dân của mình trước „kẻ lạ“.
- Xấu hổ nhục {nl}nhã để „kẻ lạ“ tự tăng tự tác lởn vởn ngoài vườn (vùng biển) của mình.
-{nl} Xấu hổ nhục nhã để „kẻ lạ“ cấm người Việt Nam bước chân vào vùng lưỡi {nl}bò là vùng biển của mình.
- Xấu hổ nhục nhã khi nhân viên thi {nl}hành phận sự kiểm lâm rồi bị côn đồ phá rừng đánh đập mà các người đồng {nl}sự khoanh tay đứng nhìn.
- Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam bị đề nghị{nl} xếp vào danh sách các nước hạng 3 về buôn phụ nữ và trẻ em.
- {nl}Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam là nơi sản xuất muối ăn mà không cạnh tranh {nl}được với muối nước ngoài.
- Xấu hổ nhục nhã vì Việt Nam không đủ {nl}khả năng sản xuất được con ốc vít cho công nghệ (đúng với tiêu chuẩn cao{nl} quốc tế) sau 35 năm thống nhất.
- Xấu hổ nhục nhã khi viết {nl}Welcome thành bảng to tướng WELL COME ngay giữa thủ đô Hà Nội.
- {nl}Xấu hổ nhục nhã hơn khi viết Bánh Chưng thì viết thành bánh TRƯNG ngay {nl}trước Ðền Hùng dịp giỗ tổ Hùng Vương.
- Không xấu hổ nhục nhã sao{nl} được khi các loa đài và báo chí cổ võ cho 1.000 năm Thăng Long sẽ hứa {nl}hẹn nhiều hoành tráng về tổ chức, nhưng ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ lữ{nl} hành của Tổng cục Du lịch cho là “đáng buồn”, “rất bất ngờ” và “khó {nl}nói” vào ngày 30/4 về lượng khách du lịch đến thành phố Hà Nội trong quý{nl} 1 vừa qua vẫn giảm đến 7,2% trong khi cả nước tăng 30,6%. Người dân Hà {nl}Thành hụt hững lúc nghe biện hộ rất trẻ con của ông Bình: “Một là, Thủ {nl}đô quá bận với những việc lớn, tổ chức các sự kiện văn hóa hoành tráng {nl}hướng tới Ðại lễ nên không có thời gian chăm lo tới những việc… nhỏ”. {nl}Thật xấu hổ vì khách du lịch ngoảnh mặt với lễ hội nghìn năm Thăng Long {nl}đặc biệt này vì tổ chức và dàn dựng quá kém. Trong một Blog ở VN một bạn{nl} phản hồi rất nản lòng: “Cái nước mình nó thế mừ! Hu hu! Càng hò hét, {nl}càng tưng bừng, càng lễ đại thì có khi lại kéo tụt mình thấp lùn đi!”
-{nl} Xấu hổ nhục nhã to lớn nhất cho vị thủ tướng Việt Nam trên lộ trình đi {nl}đến Trung quốc vào ngày 26/4/2010 thì chính thời gian này Trung quốc {nl}tuyên bố báo chí cho biết rằng, họ đã bắt đầu cho hai tàu ngư chính 301 {nl}và 302 tuần tra thường xuyên ở Biển Ðông nhằm hộ tống các tàu đánh cá {nl}của họ trong khu vực (biển của Việt Nam). Nếu là một nhà yêu nước biết {nl}gìn giữ chủ quyền quốc gia thì ông Dũng phải bãi bỏ chuyến đi để phản {nl}đối ra mặt. Còn không, bây giờ phải nhục nhã cúi mặt phục lệnh từ Phương{nl} Bắc, việc này cũng đồng nghĩa đưa hai tay dâng biển bảo cho “người lạ” {nl}như thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã làm cách đây vài thập niên dâng công hàm {nl}cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958.
- Xấu hổ nhục nhã chẳng kém {nl}chi so với TT Dũng, mới đây chính tờ báo Quân Ðội Nhân Dân đưa tin: “Ðại{nl} tướng Phùng Quang Thanh đã báo cáo với Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương {nl}Từ Tài Hậu kết quả bước đầu của chuyến thăm, đặc biệt là cuộc hội đàm {nl}giữa Ðoàn đại biểu Quân sự cấp cao nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Ðoàn {nl}đại biểu Quân sự cấp cao nước CHND Trung Hoa”. Nhục nhã quá, đường đường{nl} chính chính là vị Bộ trưởng Quốc phòng của một quốc gia có độc lập chủ {nl}quyền và đồng thời là một thành viên của LHQ đến thăm Trung Quốc rồi {nl}phải làm “báo cáo” với một tên cấp dưới của Tàu nhân dịp kỷ niệm 30-4. {nl}Ðồng chí Từ Tài Hậu chỉ là vai vế Phó chủ tịch quân ủy TW của “nước lạ”.
Tạm{nl} kếtCơ chế Xin-Cho đang tiêu diệt sức sống và sự vươn mạnh {nl}của dân tộc vì Xin-Cho tạo ra nhiều chồng chéo, kém hiệu quả hiện nay, {nl}sau cùng nó là bóng mát tuyệt vời cho tham nhũng ẩn mình.
Xấu hổ {nl}và nhục nhã trở thành vô cảm đối với 3 triệu đảng viên vì bên cạnh những{nl} thành quả hời hợt trước mắt về kinh tế, nhưng rất giàu có cho bản thân {nl}của họ và cùng lúc đồng phát sinh sự suy thoái đạo đức và văn hóa trầm {nl}trọng trong cuộc sống người đảng viên.
Chẳng lạ gì khi nhà báo {nl}Trương Duy Nhất đã viết bài thơ “Nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng” {nl}cho lên Blog của ông ngày 27/4/2010 để tố cáo tội trạng của những đảng {nl}viên. Vì theo ông đảng viên bây giờ đang phân hóa “sống như vua” và để {nl}thấy không phải người tốt nào cũng đều vào đảng. Cuối cùng ông Nhất đã {nl}nhìn thấy chân lý: “Ngoài đảng nhưng còn tốt hơn khối thằng trong đảng.”
Trong{nl} Blog của Trần Nhương chúng ta có thể đọc được nhiều thơ theo cách gọi {nl}của tác giả là góc Khúc Kha Khúc Khích nhằm đưa các độc giả đến mọi ngõ {nl}ngách éo le của cuộc đời, cũng như nhắc đến cách sống “bạt mạng bốc {nl}phân” của các đảng viên, ví dụ qua bài Bản Chất Tham Quan của Bành Thanh{nl} Bần sáng tác ngày 4/4/2010:
BẢN CHẤT QUAN THAM Trên{nl} các phương tiện tuyên truyền
Ðài, báo liên tục đưa tin đăng bài:
Tham{nl} nhũng mọi cấp, mọi nơi
Ngành nào cũng có những người bất lương!
Ăn{nl} nhà, ăn đất, ăn đường
Tượng đồng chiến sỹ Ðiện Biên, chẳng từ…
Năm{nl} ngoái khui chuyện bất ngờ
Ăn tiền nhà nước cấp cho dân nghèo
Tiền{nl} tết đã hẻo hèo heo
Ðến tay hộ nghèo còn tí tì ti
Nhà {nl}nước rót xuống thứ gì
Là chúng nó lại tì tì véo ăn
Ăn tiền{nl} tuất, ăn mộ phần
Rừng vàng, chúng cắt bán dần ngoại bang!
Càng{nl} chống, chúng nó càng tham
Mưu ma chước quỷ thế gian khôn lường!
Càng{nl} chống, càng lì lợm hơn
Kết bè kéo cánh tai ương nước nhà
Thôi{nl} xin đừng chống nữa mà!
Nếu không ăn bẩn sao là quan tham:
Thử{nl} đặt hai thức lên bàn
Một bát phân một bát cơm, bảo rằng:
Bát{nl} cơm này, muốn được ăn
Cái thói đục khoét mọt dân phải chừa!
Còn{nl} đây là bát phân dơ
Tham nhũng không chừa thì cứ bốc ăn!
Dứt{nl} lời, các vị quan tham
Ðều bốc phân để trên bàn lên ăn!!!
Ô{nl} hô! Công Bộc của dân!
- Một dẫn chứng mới nhất qua cuộc phỏng {nl}vấn của đài VOA với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ ngày 29 tháng 4 năm 2010, ông {nl}cho biết về tình trạng suy đồi của đảng csVN hiện nay: “Sở dĩ có chuyện {nl}Ban lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam nói một đằng, làm một nẻo là vì họ {nl}sợ mất quyền lợi của bản thân. Thực vậy, nếu chính thức tuyên bố từ bỏ {nl}chủ nghĩa xã hội thì Ðảng Cộng sản Việt Nam sẽ mất độc quyền lãnh đạo {nl}đất nước trong khi quyền lực lại là phương tiện làm giàu của đại đa số {nl}đảng viên có chức vụ. Tóm lại, việc duy trì cho Ðảng Cộng sản Việt Nam {nl}độc quyền lãnh đạo đất nước không gì khác hơn là để phục vụ lợi ích phi {nl}pháp của một nhóm nhỏ trong Ðảng Cộng sản Việt Nam, đi ngược lại lợi ích{nl} của tuyệt đại đa số nhân dân trong đó có hàng triệu đảng viên cộng sản {nl}và vì vậy quyết không thể kéo dài hơn được nữa!” {nl}(http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-war-a-perspective-from-hanoi-4-29-10-92469969.html).{nl}
- Cùng tư tưởng đấy một người lính Bộ Ðội đã chiến đấu vượt {nl}Trường Sơn trong hiểm nguy khói lửa trở về lại miền Bắc không thương {nl}tích, để rồi 35 năm sau với bao thất vọng chứng kiến “thế lực đầy tớ {nl}nhân dân” reo mừng kỷ niệm ngày Giải phóng 30/4/2010 hôm nay: “Hóa ra {nl}những người chiến sĩ Giải phóng chúng tôi bấy lâu đã bị một thế lực nhân{nl} danh sự nghiệp Giải phóng ngấm ngầm trói buộc vào một cỗ máy lấy xương {nl}máu chúng tôi và xương máu nhân dân để đúc thành ngai ghế vua quan cách {nl}mạng của họ. Tôi và nhân dân tôi lại tiếp tục đi, trong một không gian {nl}thanh bình trả giá bằng bao nhiêu xương máu để rơi vào một vòng nô lệ {nl}mới dưới ách bọn người tự xưng là đầy tớ nhân dân để làm vua quan cách {nl}mạng”.
- Từ Hoa Kỳ dân biểu Ánh Joseph Cao, Hạ nghị sĩ của nước {nl}Mỹ mới tạt một gáo nước lạnh vào mặt nhà cầm quyền VN khi ông từ chối {nl}lời đề nghị của thứ trưởng Bộ ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn để {nl}làm con cờ hòa giải trong cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ với nhà nước {nl}VN. Chẳng là ông Sơn muốn lợi dụng tư cách của ông Ánh Cao để muốn xoá {nl}đi những „ngộ nhận và hiềm khích“ trong khối người Việt vì trong thư gửi{nl} ngày 31/03/2010 ông Sơn đã nhắc đến: "… còn thiếu thông tin đúng đắn về{nl} Việt Nam và vẫn còn mang tư tưởng hận thù cùng những lời nói, việc làm {nl}chống lại Nhà nước Việt Nam.“ Dân biểu Ánh Cao phúc đáp rõ ràng về đường{nl} hướng chính trị ngày 29/4/2010 nhằm từ chối thứ trưởng Sơn: "Tiền đề {nl}cho buổi gặp gỡ nhằm giải toả những điều được gọi là thiếu thông tin {nl}đúng đắn là tiền đề sai lầm và chắc chắn không phải là khởi điểm mang {nl}tính cách xây dựng cho việc đối thoại“. Cuối thư lời của dân biểu Ánh {nl}Cao, đại diện cho nhân dân Hoa Kỳ như một tiếng chuông tố cáo mạnh mẽ: {nl}"Tôi nhất thiết yêu cầu chính phủ Việt Nam chứng tỏ thiện chí giải quyết{nl} những vấn đề quan tâm của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Chỉ khi đó chúng{nl} ta mới có thể bắt đầu tiến trình hàn gắn những vết thương sâu đậm đã {nl}chia cắt chúng ta và có những cuộc đối thoại cởi mở và chân thành trên {nl}những vấn đề trọng yếu về lợi ích chung. Cho đến khi chính phủ Việt Nam {nl}nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo, lời kêu gọi{nl} của Ông Thứ Trưởng đến với cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ tiếp tục {nl}không được đón nhận.”
Qua những dữ kiện đó chúng ta nhìn vào tòa {nl}Tổng Giám Mục Hà Nội thì nhận ra rằng TGM Ngô Quang Kiệt đang là một {nl}nhân cách lớn, một biểu tượng hiếm có trong thời đại csVN, có lẽ đốt {nl}đuốc đi tìm trong 3 triệu đảng viên csVN cũng chưa thấy được một nhân {nl}vật vững vàng và xứng tầm như TGM Kiệt. Ðó là niềm rất tự hào cho những {nl}ai yêu thương đồng bào và dân tộc. Và chắc chắn rằng điều này ông chủ {nl}tịch Nguyễn Thế Thảo không thể nào lấy mất đi được từ con người TGM Ngô {nl}Quang Kiệt.
Sau cùng, xét rằng việc đi hay ở lại Hà Nội của TGM {nl}Giuse Ngô Quang Kiệt không làm giảm uy tín của người Mục Tử can trường {nl}này, đôi khi ngọn đuốc TGM Ngô Quang Kiệt lại tỏa rạng hơn bao giờ hết {nl}trong lòng người dân Việt Nam, người Công Giáo và trong lòng dân tộc. {nl}Chúng ta bây giờ phải chung tay giữ cho ngọn đuốc TGM Kiệt luôn cháy {nl}sáng và đưa ánh sáng này vào nơi tối tăm và bóng tối đầy hiểm ác của {nl}lòng người. Quan trọng hơn hết là đuốc sáng TGM Ngô Quang Kiệt phải mang{nl} lại cho mỗi người chúng ta sự an bình, sưởi ấm lòng tin yêu và chạnh {nl}lòng thương.
Một niềm hy vọng hiện thực và lớn lao, chúng ta vẫn {nl}còn nhớ đến một Vĩ Nhân của Giáo Hội Việt Nam và của Giáo Hội Hoàn Vũ đã{nl} phải một lần bị đày đọa tù đày trong 9 năm ở nhiều trại khác nhau tại {nl}miền Bắc, và cuối cùng bị quản chế 4 năm tại Giang Xá. Ngày 23/11/1988, {nl}ngài được csVN trả tự do và chỉ định nơi cư trú là Tòa Tổng Giám Mục Hà {nl}Nội. Sau đó, ngày 27/3/1989 người tù không có bản án này bị bắt buộc rời{nl} bỏ thủ đô Hà Nội ra đi nơi xứ người và đã làm tỏa sáng dân tộc Việt Nam{nl} trên toàn thế giới: Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trong tương{nl} lai Giáo Hội Hoàn Vũ sẽ tuyên dương Ngài lên bậc Chân Phước.
Liên{nl} kết gửi đến Ðức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội với lòng{nl} kính trọng sâu xa nhất.
(Hiệu đính ngày 12.5.2010){nl}