Tin Hà Nội - Có thể Việt Nam và Do Thái sẽ hoàn tất {nl}thỏa thuận mua bán hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn gọi tắt là SRBM {nl}vào cuối tháng này. Tờ Straits Times từ Singapore cho biết là cả hai {nl}bên đang bàn bạc về hợp đồng vừa kể, đồng thời nhận định mục tiêu của {nl}Việt Nam khi thương lượng mua hỏa tiễn này là nhằm tăng cường khả năng {nl}phòng thủ, để bảo vệ chủ quyền tại quần đảo Trường Sa. Do Thái đã từng {nl}giới thiệu hỏa tiễn SRBM hồi năm 2005, tại một cuộc triển lãm vũ khí {nl}phòng không ở Paris. Hỏa tiễn của Do Thái mang theo một đầu đạn chừng {nl}125 ký, tầm bắn khoảng 150 cây số và được nhận định là khá chính xác. {nl}Hỏa tiễn có thể được đặt trên mặt đất hoặc di chuyển bằng xe vận tải. {nl}Loại hỏa tiễn này có thể được sử dụng để chống tàu chiến và được xem {nl}như một phương thức hữu hiệu trong việc tăng cường hỏa lực cho lực {nl}lượng phòng vệ của hải quân. Việc thương lượng để mua hệ thống hỏa tiễn{nl} SRBM từ Do Thái cho thấy, Việt Nam đang tìm nhiều cách nhằm hiện đại {nl}hoá hải quân.
Trước đây {nl}Việt Nam đã từng đặt mua sáu chiếc tàu ngầm loại Kilo, 12 chiến đấu cơ {nl}loại Sukhoi Su-30MKK cùng của Nga, ba thủy phi cơ loại DHC-6 của {nl}Canada. Những hợp đồng đó được xem là nỗ lực hiện đại hoá quân đội đặc {nl}biệt là hải quân, trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp tại khu {nl}vực biển Ðông. Có nhiều quốc gia đang tranh chấp chủ quyền tại quần đảo{nl} Trường Sa, ngoài Việt Nam, Trung Cộng còn có Brunei, Mã Lai, Phi Luật {nl}Tân và Ðài Loan. Tranh chấp chủ quyền tại khu vực này đang khiến quan {nl}hệ giữa Trung Cộng với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung lúc ấm lúc{nl} lạnh. Năm ngoái, Trung Cộng đã từng tuyên bố xác lập chủ quyền đối với{nl} 80% diện tích biển Ðông. Trung Cộng cũng đã từng nhiều lần ra lệnh cấm{nl} đánh cá, bắt ngư dân Việt Nam, giam giữ họ rồi đòi tiền chuộc. Sau tất{nl} cả những sự kiện vừa kể, Việt Nam bắt đầu thương lượng nhằm mua vũ khí {nl} và máy móc quân sự của một số quốc gia.(SBTN)
{nl}{nl}